Herbicides Cell Membrane Disruptors
Khác
Các triệu chứng thiệt hại thay đổi tùy theo loại thuốc diệt cỏ đã sử dụng, thời điểm sử dụng và liều lượng sử dụng. Nhìn chung, lá xuất hiện những vết tổn thương sũng nước rồi khô dần. Mô cháy sém hoặc hạt không nẩy mầm là biểu hiện đặc trưng khi sử dụng các loại thuốc diệt cỏ trước khi cỏ nẩy mầm. Đối với các loại thuốc diệt cỏ sử dụng sau khi cỏ nẩy mầm, cây có biểu hiện cháy sém từng mảng lốm đốm, dễ nhầm lẫn với vết tổn thương do loại thuốc diệt cỏ cực độc gây ra, nhưng lại không có biểu hiện chuyển sang màu đồng thiếc.
Không có biện pháp xử lý sinh học nào dành cho tình trạng thiệt hại do thuốc diệt cỏ gây ra. Áp dụng các biện pháp phòng ngừa và các thông lệ canh tác tốt là yếu tố then chốt để tránh thiệt hại xảy ra ngay từ đầu. Trong trường hợp sử dụng thuốc diệt cỏ quá liều lượng, nên dội rửa cây một cách kỹ lưỡng.
Trong mọi trường hợp, hãy xem xét đến khả năng vận dụng các biện pháp phòng ngừa và xử lý sinh học trong phạm vi có thể thực hiện được. Trước khi lên kế hoạch phun thuốc diệt cỏ, hãy đảm bảo xác định rõ loại cỏ dại cần được xử lý (cơ bản là xác định loại cỏ lá rộng hay loại cỏ lá hẹp), cũng như chắc chắn rằng không còn biện pháp nào thích hợp hơn để xử lý cỏ dại. Nên đọc kỹ nhãn dán sản phẩm và tuân thủ hướng dẫn sử dụng và liều lượng sử dụng được ghi nhận.
Những triệu chứng thiệt hại nêu trên xuất phát từ các loại thuốc diệt cỏ có chứa các hoạt chất ức chế PPO, trong số đó có các sản phẩm như Flumioxazin, Fomesafen, Lactofen, Carfentrazone, Acifluorfen... thuộc nhóm diphenylethers. Bên cạnh những tác động khác, các sản phẩm này phá vỡ màng tế bào bằng cách ngăn chận quá trình sản xuất diệp lục tố ở thực vật. Các triệu chứng thiệt hại ở lá xuất hiện trong vòng 1-3 ngày sau khi nhiễm thuốc, tùy thuộc vào các điều kiện ánh sáng và thời tiết. Ánh sáng là yếu tố cần thiết cho quá trình phát triển của các triệu chứng thiệt hại do nhiễm thuốc diệt cỏ. Các triệu chứng ấy có biểu hiện phát triển rõ ràng nhất vào những ngày sáng ấm.