Herbicides Photosynthesis Inhibitors
Khác
Lá xuất hiện tình trạng úa vàng hay vết lốm đốm vàng giữa gân lá, biến các mô giữa các gân lá thành màu vàng. Ở giai đoạn muộn hơn, mép lá chuyển sang màu vàng trong khi gân lá vẫn còn xanh. Dần dần, lá khô và có thể rụng trong vòng hai đến năm ngày, khiến chúng trông giống như “túi giấy”.
Không có giải pháp kiểm soát sinh học nào để đối phó với các thiệt hại nêu trên. Biện pháp phòng ngừa và các thông lệ thực hành trồng trọt tốt là các yếu tố then chốt để tránh thiệt hại xảy ra ngay từ đầu.
Hãy luôn xem xét đến khả năng kết hợp giữa các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp xử lý sinh học, trong phạm vi có thể áp dụng được. Trước khi lên kế hoạch phun một loại thuốc diệt cỏ, hãy đảm bảo rằng bạn biết rõ loại cỏ dại mà bạn đang xử lý (cơ bản là xác định các loại cỏ dại có bản lá rộng so với các loại cỏ lá hẹp) và xác định rằng không còn biện pháp nào thích hợp hơn thế. Cẩn thận lựa chọn loại thuốc diệt cỏ phù hợp nhất với mục đích của bạn. Đọc kỹ và tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng và các liều lượng chỉ định.
Các triệu chứng phụ thuộc vào sản phẩm được sử dụng, liều lượng và thời gian áp dụng. Thiệt hại là do thuốc diệt cỏ nhóm C (với mức độ kháng thuốc vừa phải), trong số đó có atrazine, bromoxynil, diuron, và fluometuron. Do tác dụng nhanh và có hại của chúng đối với lá, chúng thường được coi là "chất tẩy trắng". Chúng ngăn chận quá trình quang hợp và hủy hoại các sắc tố màu xanh có trong tế bào, dẫn đến tình trạng bạc màu. Lá già bị ảnh hưởng nhiều hơn lá non. Các triệu chứng phát triển nhanh nhất dưới ánh sáng mặt trời đầy đủ. Các vấn đề về kháng thuốc thường thấy ở nhiều loại cỏ dại (ví dụ như các loại cỏ, cây mù tạt, cây tầm ma, cây củ cải dại).