Lúa nước

Ngộ độc sắt ở Lúa

Iron Toxicity

Khác

Tóm lại

  • Quá trình tích tụ sắt quá mức ở các mô dẫn đến tình trạng lá có màu nâu hay màu đồng.
  • Hàm lượng sắt tập trung ở mức độ cao ở bầu rễ cũng có thể khiến rễ phát triển yếu và lúa kém hấp thu nhiều loại dưỡng chất thiết yếu khác.

Cũng có thể được tìm thấy ở

1 Cây trồng

Lúa nước

Triệu chứng

Ngộ độc sắt có thể xảy ra trong suốt vòng đời phát triển của lúa. Nó xảy ra đối với các cánh đồng lúa ở đất thấp tại các khu vực khác nhau trên thế giới. Quá trình hấp thu và tích tụ sắt gia tăng ở các mô lúa dẫn đến tình trạng tạo ra các hợp chất gây độc cho lúa. Các hợp chất ấy lại dẫn đến sự hủy hoại diệp lục tố và các ảnh hưởng bất lợi đối với các tiến trình sinh lý ở lúa, thể hiện ra bên ngoài dưới dạng lá chuyển sang màu nâu hay màu đồng. Hàm lượng sắt tập trung ở mức độ cao ở bầu rễ cũng có thể khiến rễ phát triển yếu và lúa kém hấp thu nhiều loại dưỡng chất thiết yếu khác. Điều đó gắn liền với các tổn thất đáng kể đối với năng suất lúa (10-100%).

khuyến nghị

Kiểm soát hữu cơ

Cho đến nay, chưa xác định được biện pháp kiểm soát sinh học nào đối với chứng rối loạn này.

Kiểm soát hóa học

Đối với các loại đất và điều kiện ngộ độc sắt có thể là một vấn đề đối với quá trình trồng lúa, việc sử dụng một chế độ bón phân cân bằng (đặc biệt là Kali) và bón vôi có thể là yếu tố quan trọng để phòng tránh chứng rối loạn này. Bổ sung mangan vào hỗn hợp phân bón cũng góp phần giảm mức độ hấp thu sắt của lúa. Nên bón vôi cho các loại đất a-xit. Không nên bón quá nhiều chất hữu cơ (phân chuồng, rơm) cho các loại đất có hàm lượng sắt và chất hữu cơ cao cũng như những vùng đất có hệ thống thoát nước kém. Sử dụng phân u-rê như là một loại phân đạm (có tính a-xit hóa kém hơn) thay vì phân đạm có chứa nhôm sun-phát (có tính a-xit hóa cao hơn).

Nguyên nhân gây bệnh

Ngộ độc sắt do thừa sắt trong môi trường hoạt động của rễ lúa. Chứng rối loạn này có liên quan mật thiết đến các loại đất bị ngập nước và có ảnh hưởng chủ yếu đối với quá trình sản xuất lúa ở các vùng đất thấp. Các loại đất ngập thấp có hàm lượng sắt cao và gia tăng mức độ hấp thu sắt ở lúa. Xét ở phương diện rộng, các loại đất a-xit, quá trình ô-xy hóa của đất và các mức phân bón cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình tích tụ và hấp thụ loại dưỡng chất này. Ngộ độc sắt đã được quan sát thấy ở các vùng đất ngập với độ pH dưới 5.8 trong điều kiện ô-xy trong nước thấp. Các thông lệ quản lý công tác làm đất thích hợp là bón vôi cho đất, cải thiện lượng phân bón trong đất và thoát nước cho đất ở một số giai đoạn phát triển của lúa. Do mangan có tính cạnh tranh với sắt trong đất, việc bổ sung nguyên tố vi lượng mangan có thể làm giảm thiểu quá trình hấp thu sắt ở lúa ở một mức độ nhất định.


Biện pháp Phòng ngừa

  • Trồng các giống lúa có khả năng chịu được các mức hàm lượng sắt cao trong đất.
  • Trong trường hợp sạ lúa trực tiếp, hãy phủ hạt giống bằng các chất ô-xy hóa (các chất có thể triệt tiêu ảnh hưởng của sắt).
  • Hoãn gieo trồng cho đến khi giai đoạn tập trung hàm lượng sắt đến đỉnh điểm đã trôi qua (10-20 ngày sau khi ngâm ngập đồng).
  • Ngâm ngập đồng từng đợt đối với các loại đất dẫn lưu kém có chứa hàm lượng sắt và chất hữu cơ cao.
  • Thực hiện thoát nước cho đồng để loại bỏ sắt tích tụ, lý tưởng nhất là ở giữa giai đoạn lúa đẻ nhánh (25-30 ngày sau khi gieo trồng).
  • Làm đất sau khi thu hoạch lúa, bỏ đất hoang nhiều ngày hoặc một tuần, nếu có thể được.
  • Bón vôi lên lớp đất mặt để nâng cao độ pH ở các loại đất a-xit.
  • Bón bổ sung các loại phân có chứa mangan.

Tải xuống Plantix