Phytotoxicity
Khác
Còn được gọi là nhiễm độc thực vật, các triệu chứng nêu trên phát sinh từ lạm dụng hoặc sử dụng sai các loại hóa chất trên cây trồng. Các triệu chứng bao gồm đốm lá, đốm hoại tử, cháy mép lá và cháy ngọn và đôi khi có thể bị nhầm lẫn với các thiệt hại do bệnh, sâu bọ hoặc ve mạt, hoặc các loại bệnh lý khác do các điều kiện môi trường. Thiệt hại cũng có thể xảy ra do gió tạt hóa chất vào các cây không phải là mục tiêu xử lý hoặc những cây nhạy cảm với hóa chất. Nhiễm độc thực vật cũng có thể xảy ra khi khi sử dụng đồng thời các loại hóa chất không tương thích với nhau.
Khi côn trùng hoặc bệnh gây hại nghiêm trọng cho rau, đôi khi cách tốt nhất là cắt bỏ những phần bị hư hỏng hoặc trồng lại và học cách ngăn chặn vấn đề tiếp diễn.
Trong phạm vi có thể thực hiện được, hãy luôn cân nhắc áp dụng giải pháp dung hợp giữa các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp xử lý sinh học. Chưa có lựa chọn biện pháp kiểm soát hóa học nào để đối phó tình trạng cháy lá do các loại thuốc trừ sâu. Hãy đảm bảo sử dụng các loại thuốc trừ sâu đúng theo hướng dẫn. Trong trường hợp bị cây tổn hại nặng, phun urê với liều lượng 10 g/lít nước hoặc polyfeed với liều lượng 10 g/lít nước.
Nhiễm độc thực vật thường xảy ra khi các loại thuốc trừ sâu được phun trong điều kiện môi trường bất lợi cho cây. Nhìn chung, nhiệt độ và độ ẩm cao làm tăng khả năng tổn thương của cây do các loại thuốc trừ sâu gây ra (thuốc trừ sâu và thuốc diệt nấm; đặc biệt là xà phòng, các hợp chất chứa dầu và lưu huỳnh). Thời tiết ẩm mát có thể làm tăng nguy cơ tổn thương của cây do thuốc diệt nấm có chứa kim loại đồng gây ra. Nên phun thuốc trong điều kiện trời lặng gió, khô và mát. Tốt nhất, nên sử dụng hầu hết các loại thuốc trừ sâu ở điều kiện nhiệt độ dưới 25°C. Môi trường sống gây áp lực sinh học cho cây (ví dụ như hạn hán, tổn thương do côn trùng gây ra) cũng khiến cây dễ bị tổn hại do hóa chất. Thời tiết nóng, ẩm và u ám làm khó khô lá cũng có thể khiến cây trồng kháng bệnh mẫn cảm hơn với các loại thuốc trừ sâu.