Nho

Bệnh cháy góc lá nho

Pseudopezicula tetraspora

Nấm

Tóm lại

  • Các đốm có viền vàng xuất hiện trên lá.
  • Lá rụng sớm.

Cũng có thể được tìm thấy ở

1 Cây trồng

Nho

Triệu chứng

Thoạt đầu, các vết tổn thương nhẹ xuất hiện trên lá dưới dạng các đốm vàng mờ, có thể nhận ra rõ ràng nhất khi rọi lá dưới ánh nắng mặt trời. Các đường vân thứ sinh màu nâu xuất hiện trong các đốm ấy. Khi các đốm ấy lan rộng, chúng chuyển từ màu vàng sang màu nâu đỏ và biến thành dạng có góc cạnh do quá trình lan rộng của chúng bị ngăn cản bởi các gân lá chính (vì thế bệnh này có tên thường gọi là bệnh cháy góc lá). Khi mô lá bị hoại tử, các vết tổn thương thường xuất hiện đường viền màu vàng giữa các mô bị nhiễm bệnh và các mô lành mạnh. Đối với các giống nho đỏ, đường viền nói trên sẽ có màu đỏ. Quá trình nhiễm bệnh xảy ra muộn ở cuối mùa vụ có điểm đặc trưng là sự phát triển của các đốm có điểm các chấm tàn nhang trên mặt lá, có thể gây ra hiện tượng rụng lá sớm và các cụm hoa bị nhiễm bệnh khô dần đi. Không giống như bệnh mốc xám (Botrytis blight), bệnh này chỉ ảnh hưởng đến phần thân mang chùm quả, không ảnh hưởng đến cuống quả.

khuyến nghị

Kiểm soát hữu cơ

Không có biện pháp kiểm soát sinh học nào để đối phó với loại bệnh hại này. Cách tốt nhất để tránh các tổn thất thu hoạch nặng là loại bỏ các nhánh hoặc toàn bộ cây bị nhiễm bệnh nặng và tiêu hủy chúng bằng cách chôn sâu hay đốt sạch ở nơi cách xa vườn nho. Nên áp dụng các biện pháp làm cỏ và vệ sinh nhà vườn một cách thường xuyên và hiệu quả.

Kiểm soát hóa học

Ở mọi trường hợp, nên xem xét khả năng dung hợp các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp kiểm soát sinh học có thể áp dụng được. Có thể kiểm soát được bệnh hại này bằng cách sử dụng các loại thuốc diệt nấm có chứa mancozeb trước khi gặp thời tiết mưa. Nên bắt đầu sử dụng các loại thuốc ấy từ sớm khi gốc cây nẩy chồi, và duy trì sử dụng để phòng ngừa bệnh cho đến khi cây đậu quả, đặc biệt sử dụng thường xuyên hơn trong điều kiện thời tiết mưa nhiều.

Nguyên nhân gây bệnh

Loài nấm gây ra bệnh cháy góc lá hại nho có tên khoa học là P. tetraspora. Chúng sinh tồn qua mùa đông trong các lá bị nhiễm bệnh rớt lại trên đất vườn. Vì thế, cắt tỉa trụi vòm lá vào thời kỳ cây ngủ đông có thể ngăn chặn quá trình phát triển của loài nấm hại này. Trong thời tiết ẩm ướt mùa xuân, các bào tử nấm theo gió và nước mưa hắt phát tán từ những lá nhiễm bệnh còn lại trên đất vườn đến lá và nhánh hoa mới. Thông thường, chỉ có một chu kỳ nhiễm bệnh vào mùa xuân phát sinh từ số nấm sống qua mùa đông trên những lá nhiễm bệnh đang phân hủy mà thôi. Đôi khi, sau nhiều ngày mưa liên tục, các bào tử nấm có thể hình thành trên mô chết của lá bị nhiễm bệnh cho đến khi gặp được giàn mới. Các bào tử này có thể gây ra đợt nhiễm thứ cấp vào bất cứ thời điểm nào trong mùa trồng trọt nếu các điều kiện ẩm ướt kéo dài. Điều này giải thích vì sao bệnh có thể không phát sinh nhiều năm, mà lại có thể phát triển và lây nhiễm nghiêm trọng trong những năm có thời tiết mưa kéo dài.


Biện pháp Phòng ngừa

  • Chỉ chọn trồng các vật liệu chiết ghép từ các nguồn cung đã được chứng nhận.
  • Chừa đủ khoảng cách giữa các giàn để đảm bảo độ thoáng khí.
  • Thực hiện các biện pháp gia tăng độ thoáng khí giữa các cây, ví dụ như cắt tỉa hợp lý.
  • Thường xuyên giám sát các giàn nho để phát hiện các triệu chứng của bệnh.
  • Duy trì tiêu chuẩn vệ sinh nhà vườn cao, ví dụ như loại trừ các loài cỏ dại và tàn dư cây trồng trong vườn.
  • Tiêu hủy các giàn nho đã khô hay bị nhiễm bệnh bằng cách đốt bỏ hay vùi sâu trong lòng đất ở nơi cách xa vườn nho.
  • Không nên di chuyển rác lá từ sản phẩm quả đã thu hoạch, hoặc công cụ và trang thiết bị làm vườn, từ vườn nho này sang vườn nho khác.

Tải xuống Plantix