Lúa nước

Độ kiềm

Alkalinity

Khác

5 mins to read

Tóm lại

  • Lá chuyển màu sang màu trắng ngả nâu đỏ, bắt đầu từ chóp lá sau đó lan đến các phần còn lại của lá.
  • Lá khô héo và cuộn lại.
  • Quá trình đẻ nhánh và tăng trưởng bị kềm hãm.
  • Lúa không trổ bông.

Cũng có thể được tìm thấy ở

1 Cây trồng

Lúa nước

Triệu chứng

Thiệt hại do độ kiềm có thể xảy ra suốt vòng đời phát triển của lúa. Lá mất màu, chuyển sang màu trắng đến nâu đỏ, thường bắt đầu từ chóp lá. Trong các trường hợp nghiêm trọng, quá trình bạc màu lan đến tất cả các phần còn lại của phiến lá và lá khô héo đi, khiến lúa trông có vẻ bị cháy sém. Lá cũng bị biến dạng rõ ràng dưới hình thức bị cuốn lại. Đất có độ kiềm cao cũng ức chế quá trình phát triển và đẻ nhánh của lúa, dẫn đến tình trạng lúa phát triển còi cọc. Khi lúa làm đòng, độ kiềm gây trì hoãn quá trình nở hoa và gây trắng bạc đầu bông. Các triệu chứng ấy có thể dễ nhầm lẫn với tình trạng lúa thiếu đạm.

Recommendations

Kiểm soát hữu cơ

Các loại đất kiềm có thể được cải tạo bằng cách bổ sung phân trộn hữu cơ, lông động vật hay lông vũ bỏ đi, rác hữu cơ, giấy rác, chanh hay cam bỏ đi. Điều đó đảm bảo quá trình dung hợp các chất liệu axit hóa (vô cơ cũng như hữu cơ) vào đất. Có khả năng axit hóa đất bằng cách bổ sung các khoáng chất như quặng pyrit hay rẻ hơn là nhôm sun-phát. Bổ sung các chất liệu mang tính axit như lưu huỳnh hay than bùn để giảm độ pH trong đất.

Kiểm soát hóa học

Điều chỉnh độ kiềm trong đất có thể thực hiện được theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào nguồn gốc phát sinh vấn đề. Các biện pháp điều chỉnh chất lượng đất bằng cách sử dụng thạch cao thường được sử dụng phổ biến nhất để điều chỉnh lượng Natri dư thừa trong đất có hàm lượng vôi thấp. Để thực hiện một cách hiệu quả, điều đó phải được bổ sung bằng cách thoát nước với lượng nước lớn để loại trừ Natri khỏi các khu vực hoạt động của bộ rễ. Can-xi hòa tan trong thạch cao thay thế các i-on Natri và chúng được lọc đi bằng lượng nước dư thừa. Lưu huỳnh, thậm chí là axit sunphuric cô đặc trong đất có thể được sử dụng thay cho thạch cao trong đất có lượng can-xi carbonat đầy đủ. Can-xi clorua (CaCl2) hay các kế hoạch bón phân dựa trên u-rê cũng có thể được sử dụng để cải tạo đất kiềm.

Nguyên nhân gây bệnh

Độ kiềm có nghĩa là sự hiện diện của các i-on trong đất làm tăng độ pH trong đất. Đó là một đặc trưng của các loại đất sét, đất mặn hay đất có đá vôi, với cơ cấu đất nghèo và khả năng thấm nước yếu. Độ kiềm có thể gây thiệt hại cho rễ lúa và ảnh hưởng bất lợi đến khả năng hấp thu của lúa đối với nước và các chất dinh dưỡng thiết yếu từ đất, kéo theo tình trạng bộ rễ phát triển kém và khả năng tăng trưởng của lúa bị ảnh hưởng xấu. Các loại đất kiềm có thể giới hạn khả năng cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho lúa, dẫn đến tình trạng lúa thiếu phốt-pho, kẽm, thậm chí là có thể thiếu sắt và nhiễm độc Bo (boron). Tự thân độ pH cao không được xem là một vấn đề nghiêm trọng đối với lúa nước. Tuy nhiên, nó có thể ảnh hưởng đến lúa ở các khu vực trồng lúa theo mưa với lượng mưa ít và nguồn nước tưới hiếm hoi. Hiển nhiên, các triệu chứng ấy thường xảy ra tại các khu vực bán khô cằn và thường xuyên có vấn đề về độ mặn trong đất.


Biện pháp Phòng ngừa

  • Cải thiện chế độ tiêu nước hoặc ngăn nước bốc hơi bằng cách bổ sung phân trộn hay sử dụng lớp phủ bằng lá rụng.
  • Sử dụng lớp phủ cho đất để ngăn nước bốc hơi để lại lớp muối trên mặt đất.
  • Cày đất sau khi thu hoạch để phá vỡ cơ cấu của đất.

Tải xuống Plantix