Lúa nước

Nhện gié hại lúa

Oligonychus spp.

Ve bét

Tóm lại

  • Mặt dưới lá xuất hiện lớp màng dạng bột.
  • Các đốm nhỏ màu hơi vàng và nâu xuất hiện ở mặt trên lá.
  • Lá chuyển sang màu xám và khô.
  • Nhện rất nhỏ và khó thấy nếu không có kính lúp.

Cũng có thể được tìm thấy ở

1 Cây trồng

Lúa nước

Triệu chứng

Nhện gié tuy nhỏ nhưng xâm chiếm mặt dưới lá với số lượng lớn. Thông qua hoạt động hút nhựa lá, chúng tạo ra các vết lốm đốm màu trắng ở mặt trên lá. Các đốm này cuối cùng chuyển sang màu vàng hoặc nâu khi chúng khô đi. Triệu chứng đặc trưng này được gọi là đốm lá. Dưới các điều kiện khắc nghiệt, toàn bộ lá chuyển sang màu trắng xám và khô đi. Nhện cũng chăng một mạng tơ rất mịn ở mặt dưới phiến lá, trông giống như một lớp màng bột. Nhìn từ xa, lúa bị nhiễm bệnh có màu vàng nhạt hay xanh nhợt do mất chất diệp lục vì nhện đục xuyên mô lá và hút nhựa cây ứa ra.

khuyến nghị

Kiểm soát hữu cơ

Các biện pháp xử lý sinh học bao gồm xử lý hạt giống bằng các loài vi khuẩn thuộc chi Pseudomonas ở liều lượng 10 gr/ kg hạt giống. Bón phân u-rê kết hợp với bánh dầu sầu đâu cho lúa cũng mang đến kết quả tốt. Phun lưu huỳnh có thể làm ẩm với liều lượng 3g/lít nước sau khi phát hiện các triệu chứng nhiễm nhện.

Kiểm soát hóa học

Hãy luôn xem xét đến khả năng kết hợp giữa các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp xử lý sinh học, trong phạm vi có thể áp dụng được. Các loại thuốc trừ sâu có chứa spiromesifen có hiệu quả cao đối với loài nhện gié O. oryzea này. Tuy nhiên, sử dụng biện pháp xử lý này cần phải cân nhắc đến mức độ nhiễm nhện do chi phí và ảnh hưởng tiềm tàng đối với mật độ quần thể của loài nhện này. Sử dụng kịp thời là yếu tố rất quan trọng.

Nguyên nhân gây bệnh

Các triệu chứng nêu trên là hậu quả từ hoạt động chích hút nhựa cây của loài nhện gié có tên khoa học là Oligonychus oryzae. Thiệt hại diễn ra nghiêm trọng nhất xảy ra trong những thời kỳ nhiệt độ cao (25°C trở lên) và độ ẩm tương đối cao. Vòng đời trọn vẹn của loài nhện này có thể kéo dài từ 8 đến 18 ngày, tùy thuộc vào các điều kiện môi trường. Nhện trưởng thành về mặt sinh dục xuất hiện trên bề mặt lá và nhanh chóng bắt cặp. Nhện đẻ từng trứng riêng lẻ ở mặt dưới lá, tạo thành các hàng trứng dọc theo gân lá chính và các gân phụ. Trứng nở sau 4 - 9 ngày. Nhện cũng tấn công mạnh loài cỏ mật (Echinochloa colona) sống trên đất trũng thấp thường được tìm thấy gần nơi trồng lúa. Loài cỏ này có thể là một loài cây ký chủ trung gian của nhện. Do loài nhện này khó đối phó, việc nhiễm nhện thường tái phát trong năm tiếp theo trên đồng lúa đã từng bị nhiễm nhện trong năm trước đó.


Biện pháp Phòng ngừa

  • Thường xuyên thăm đồng để phát hiện các dấu hiệu của nhện.
  • Dọn sạch cỏ dại bờ bao vì cỏ dại là cây ký chủ trung gian của loài nhện này.
  • Thực hiện luận canh để tạo ra những thời kỳ không có lúa trên đồng hoặc cày sâu dưới bên gốc rạ ngay sau khi thu hoạch.
  • Tránh bón thừa phân đạm để không tạo điều kiện thuận lợi cho loài nhện hại này phát triển.
  • Loại bỏ các bộ phận còn lại của lúa sau khi thu hoạch để phá vỡ tầng đất cái là nơi nhện cư trú giữa các mùa vụ.

Tải xuống Plantix