Lúa nước

Nhện hại bông lúa

Steneotarsonemus spinki

Ve bét

Tóm lại

  • Bao lá đổi màu bất thường.
  • Các vết màu nâu trên lá.
  • Nhện ăn gié lúa dẫn đến tình trạng cây không đơm bông, hạt biến dạng, bông trổ thẳng đứng và phần phụ của hoa biến thành dạng móc nhọn như mỏ con vẹt ("parrot-beaking").

Cũng có thể được tìm thấy ở

1 Cây trồng

Lúa nước

Triệu chứng

Nhện gié ăn mặt sau bẹ lúa và có thể phát hiện được qua sự xuất hiện của các vết màu nâu vàng ngả sang nâu sậm ở bẹ lá. Bóc bẹ lúa bị tổn thương, có thể nhìn thấy nhện. Chúng cũng ăn các bông lúa đang phát triển từ giai đoạn lúa đứng cái đến giai đoạn trổ và ngậm sữa. Thiệt hại do các mầm bệnh nấm cơ hội xâm nhập vào bẹ lá và các hạt lúa đang phát triển dẫn đến các triệu chứng bệnh khác (ví dụ như thối bẹ). Kết quả là bông lúa cằn cỗi, lúa bất dục, bông trổ thẳng đứng và triệu chứng biến dạng đặc trưng là phần phụ của hoa biến thành dạng móc nhọn như mỏ con vẹt ("parrot-beaking"). Đây là một trong những loài sâu bệnh quan trọng và có tính phá hoại nhất đối với các khu vực trồng lúa trên khắp thế giới.

Các khuyến nghị

Kiểm soát hữu cơ

Không nên lạm dụng các loại thuốc trừ sâu để tránh tiêu diệt các loài thiên địch của nhện gié S. spinki trên đồng lúa (các loài nhện, các loài ong ký sinh bên trong cơ thể nhện gié, vv...)

Kiểm soát hóa học

Luôn cân nhắc khả năng kết hợp giữa các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp xử lý sinh học, trong phạm vi có thể áp dụng được. Trong các trường hợp nhiễm nặng, phun các loại thuốc trừ sâu có chứa hexythyazox hay các hợp chất sulfur. Trước khi phun, ngâm ngập đồng để buộc nhện gié di chuyển lên các phần trên của lúa; điều đó sẽ giúp nâng cao hiệu quả của thuốc phun.

Nguyên nhân gây bệnh

Các triệu chứng nêu trên là hậu quả từ hoạt động kiếm ăn của loài nhện gié lúa có tên khoa học là Steneotarsonemus spinki. Các mức nhiệt độ cao và lượng mưa thấp là điều kiện lý tưởng cho nhện gié phát triển số lượng quần thể trên cánh đồng. Các điều kiện tối ưu là nhiệt độ từ khoảng 25,5°C - 27.5°C, độ ẩm từ 80 đến 90%. Thâm canh lúa liên tục và sử dụng thiết bị canh tác trên nhiều cánh đồng khác nhau cũng là yếu tố giúp số lượng quần thể nhện gié phát triển. Lúa có thể nhiễm nhện suốt năm. Tuy nhiên, số lượng quần thể nhện đạt mức cao nhất ở giai đoạn lúa đứng cái và giảm dần khi lúa trưởng thành. Thiệt hại do nhện gây ra khó lòng xác định do nhện thường tương tác với các loài sâu bệnh hại lúa khác như loài nấm Sarocladium oryzae (gây thối bẹ lúa) và loài Burkholderia glumae (vi khuẩn gây bệnh lép hạt trên bông lúa).


Biện pháp Phòng ngừa

  • Thường xuyên giám sát cánh đồng để phát hiện các dấu hiệu xuất hiện nhện.
  • Sau khi thu hoạch, rải rơm đốt đồng trước khi cày.
  • Để hoang cánh đồng khoảng hai tuần sau khi thu hoạch.
  • Cấy mạ dày.
  • Bón phân cho đất theo tỷ lệ NPK cân bằng.
  • Đảm bảo làm sạch cỏ dại trên và quanh cánh đồng.
  • Trồng luân canh lúa với các cây họ đậu để phá vỡ vòng đời của nhện.
  • Đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh và thông lệ canh tác tốt trên đồng ruộng.

Tải xuống Plantix