Melanitis leda
Sâu bọ
Sâu sừng xanh bám vào mặt dưới lá, nằm song song với gân chính, và hầu như chỉ ăn lá vào ban đêm. Chúng ăn dọc theo trục là và các mảng mô lớn bị ăn mất, kể cả các gân lá khá cứng. Thiệt hại tương tự như những gì mà sâu bướm nâu và sâu đo xanh hại lúa gây ra, vì thế điều quan trọng là phải phát hiện ra sâu bướm để phân biệt các loài nêu trên. Ấu trùng sâu sừng xanh cũng có thể kiếm ăn trên hàng loạt cây ký chủ thay thế khác trong quá trình hoàn tất vòng đời của chúng và giúp chúng tiếp tục phát triển trên đồng.
Các loài thiên địch của lài sâu sừng xanh này là các loài ong đỏ (Trichogramma) và hai loài ruồi thuộc chi Tachinid có khả năng ký sinh trên ấu trùng sâu sừng xanh. Một số loài ong vàng ăn thịt ấu trùng. Do loài sâu hại này thường xuất hiện với số lượng ít hơn số lượng của các loài côn trùng có lợi cho lúa, thông thường lúa có thể tự hồi phục những thiệt hại do sâu sừng xanh gây ra.
Hãy luôn xem xét đến khả năng kết hợp giữa các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp xử lý sinh học, trong phạm vi có thể áp dụng được. Không có các biện pháp kiểm soát hóa học cụ thể dành cho mục tiêu là loài sâu sừng xanh Melantis leda ismene. Các loại thuốc trừ sâu phổ rộng có thể tiêu diệt được loài sâu này nhưng cũng tiêu diệt cả các loài thiên địch của chúng. Vì thế, chỉ nên phun các loại thuốc trừ sâu như thế trong những trường hợp nhiễm sâu đặc biệt nghiêm trọng.
Các triệu chứng nêu trên thường xuất phát từ loài sâu sừng xanh của loài bướm có tên khoa học là Melanitis leda, nhưng một số loài khác thuộc chi bướm chân cọ Mycalesis cũng có thể có liên quan đến các triệu chứng ấy. Các loài sâu bướm ấy được tìm thấy tại tất cả các môi trường trồng lúa, phổ biến nhất tại các vùng trồng lúa nhờ mưa. Bướm trưởng thành khá to, có màu nâu vàng với hai đốm giống như hai con mắt rất đặc trưng trên cánh của chúng. Đặc biệt, chúng không bị các bẫy đèn hấp dẫn. Bướm cái đẻ riêng từng trứng sáng bóng như ngọc thành từng hàng trên lá lúa. Ấu trùng dễ dàng hòa mình vào tán lá lúa vì thân thể chúng có màu xanh lục ngả vàng, được bao phủ bởi nhiều lông nhỏ màu vàng giống như những chuỗi hạt. Chúng có thân màu xanh và hai chiếc sừng nâu nổi bật trên đầu nên thường được gọi là sâu sừng xanh. Chúng kiếm ăn trên các cây ký chủ thay thế, giúp chúng tiếp tục phát triển trên đồng. Quá trình hình thành nhộng diễn ra trên lá. Sâu sừng xanh là loài sâu hại không đáng lo ngại trên đồng lúa. Nhìn chung, thiệt hại do chúng tạo ra không gây tổn hại lớn cho năng suất lúa.