Lúa nước

Giòi đục lá lúa

Hydrellia philippina

Sâu bọ

Tóm lại

  • Các đốm vàng, các mảng hay sọc trắng hay trong mờ và các lỗ nhỏ xuất hiện trên lá.
  • Lá biến dạng và cây phát triển còi cọc.
  • Đôi khi, hạt lúa chỉ đầy một phần, không căng mẩy.
  • Ấu trùng trong suốt ngả màu kem nhạt.

Cũng có thể được tìm thấy ở

1 Cây trồng

Lúa nước

Triệu chứng

Giòi (ấu trùng) của loài ruồi H. philippina ăn mép trong của các lá chưa nhú. Khi lá dần mở ra trong giai đoạn sinh trưởng của lúa, lá bị nhiễm giòi xuất hiện các dấu hiệu thiệt hại do giòi gây ra dưới dạng các đốm hay sọc vàng ở mép trong, các mảng trắng hay trong mờ, và các lỗ nhỏ. Lá bị thiệt hại sẽ biến dạng và có thể bị gió thổi đứt gãy. Giòi cũng có thể gây thiệt hại cho lá đòng (lá cờ), thể hiện dưới dạng các lỗ thủng nhỏ trên phiến lá và các mép lá bạc màu. Nếu giòi tấn công các gié lúa đang phát triển, tình trạng các hạt lúa chỉ đầy một phần có thể xảy ra. Thông thường, cây lúa có thể tự hồi phục sau các thiệt hại do giòi đục lá gây ra và các triệu chứng nêu trên biến mất trong giai đoạn lúa đẻ nhánh tối đa.

khuyến nghị

Kiểm soát hữu cơ

Các loài ong nhỏ thuộc chi Opius, Tetrastichus và Trichogramma ký sinh vào trứng và giòi của loài ruồi này. Các loài săn mồi ăn trứng ruồi bao gồm các loài ruồi thuộc các chi Dolichopus, Medetera và Syntormon. Ruồi bờ thuộc các loài Ochthera brevitibialis và nhện thuộc các loài Oxyopes javanus, Lycosa pseudoannulata và Neoscona theisi ăn thịt ruồi đục lá trưởng thành.

Kiểm soát hóa học

Hãy luôn xem xét đến khả năng kết hợp giữa các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp xử lý sinh học, trong phạm vi có thể áp dụng được. Thông thường, các triệu chứng do loài ruồi H. phillipina gây ra sẽ biến mất trong giai đoạn lúa đẻ nhánh tối đa, vì thế không nên áp dụng các biện pháp khống chế bằng các loài thuốc trừ sâu. Trong những trường hợp nghiêm trọng, sử dụng các loại thuốc trừ sâu dạng hạt cùng với nhựa than đá hay dầu sầu đâu cho từng khu vực hoạt động của bộ rễ có thể mang đến hiệu quả khống chế, đặc biệt là trồng các mùa rabi (vụ lúa xuân ở Ấn Độ) hoặc trong những tình huống gieo trồng muộn.

Nguyên nhân gây bệnh

Các triệu chứng nêu trên là hậu quả từ hoạt động kiếm ăn của giòi (ấu trùng) thuộc loài ruồi sống ở khu vực bán thủy sinh có tên khoa học là Hydrellia philippina. Đó là một loài ruồi thuộc nhóm đục lá, có điểm khác biệt là giòi của loài ruồi này đục lỗ lá non chưa nhú, hình thành một dạng tổn thương hoại tử trên phiến lá rất đặc trưng. Chúng thường xuất hiện tại những cánh đồng được tưới tiêu tốt, các ao hồ, suối hay những địa điểm có thừa nước ấm và thực vật phát triển tươi tốt. Hoạt động thâm canh lúa quanh năm và cấy lúa cũng phù hợp cho loài ruồi này phát triển. Tuy nhiên, chúng không phát triển trên các cánh đồng sạ lúa, gieo hạt trên luống hoặc trên các cánh đồng khô nước. Giòi trưởng thành phát triển thành nhộng bên ngoài thân lúa. Cây ký chủ chính của loài ruồi này là lúa nhưng chúng cũng có thể kiếm ăn ở các loài cỏ thuộc các chi Brachiaria sp., Cynodon sp., Echinochloa sp., Leersia sp., Panicum sp., và lúa dại.


Biện pháp Phòng ngừa

  • Chọn các giống có sức đề kháng, nếu có tại khu vực của bạn.
  • Gieo hạt trực tiếp trên đồng (sạ lúa) hoặc sử dụng luống gieo hạt để không hấp dẫn ruồi trưởng thành.
  • Không nên bón thừa phân đạm hỗn hợp.
  • Sử dụng các phương pháp gieo trồng cho phép lúa phát triển phủ khắp trên bề mặt nước một cách nhanh chóng, bởi vì điều đó giúp đồng lúa ít nhiễm ruồi hại hơn.
  • Phủ mặt nước bằng các loài bèo hoa dâu hay bèo ong lớn (Azolla hay Salvinia molesta) có thể giúp ngăn ngừa nhiễm ruồi hại.
  • Tháo nước khỏi đồng nhiều đợt thường xuyên trong vòng 30 ngày đầu sau khi cấy.
  • Tránh lạm dụng các loại thuốc trừ sâu phổ rộng.

Tải xuống Plantix