Gonatophragmium sp.
Nấm
Thông thường, bệnh xảy ra khi cây bước vào giai đoạn sinh trưởng sinh thực, bắt đầu từ khi trổ gié. Ban đầu, các thương tổn ở lá xuất hiện dưới dạng các đốm cỡ đầu kim có màu vàng chanh hay cam nhạt ở cuống lá. Khi bệnh tiến triển, thương tổn lan dọc từ bẹ lá hướng lên chóp lá, hình thành các sọc màu đỏ. Các thương tổn có thể trở nên hoại tử và kết thành khối, khiến lá có vẻ tàn rụi. Các triệu chứng ấy có thể dễ nhầm lẫn với bệnh bạc lá màu cam và hầu như không thể phân biệt được với bệnh bạc lá do vi khuẩn ở giai đoạn nghiêm trọng. Tuy nhiên, đối với bệnh sọc đỏ, thường chỉ có một đến hai vết thương tổn như thế ở mỗi lá và có một đốm màu cam đặc trưng hướng đến chóp lá.
Hiện không có biện pháp kiểm soát sinh học nào đối với bệnh này. Xin vui lòng liên hệ với chúng tôi nếu bạn biết bất cứ biện pháp nào có hiệu quả như thế,
Hãy luôn xem xét đến khả năng kết hợp giữa các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp xử lý sinh học, trong phạm vi có thể áp dụng được.
Các triệu chứng nêu trên được cho là có nguyên nhân từ loài nấm thuộc chi Gonatophragmium. Mặc dù có thể xuất hiện ở lúa từ giai đoạn mạ sớm, các triệu chứng này thường bắt đầu phát triển khi lúa bước vào giai đoạn sinh trưởng sinh thực, bắt đầu từ khi trổ gié. Các yếu tố môi trường như nhiệt độ cao, độ ẩm tương đối cao, độ ẩm ở lá cao và mức phân đạm cao sẽ khiến bệnh phát triển hơn. Hiện nay, người ta tin tưởng rằng mầm bệnh xâm nhập mô lúa và tạo ra những chất độc được gân lá chuyển đến phần chóp lá, từ đó hình thành nên các vết sọc đỏ đặc trưng như thế. Bệnh sọc đỏ là mối đe dọa tiềm tàng đối với ngành sản xuất lúa tại Đông Nam Á và Ấn Độ.