Tibraca limbativentris
Sâu bọ
Mặc dù loài bọ xít này có thể được tìm thấy ở các khu vực trồng lúa được tưới nước đầy đủ cũng như các vùng trồng lúa trên đất khô, chúng đặc biệt phát triển đến mức độ nghiêm trọng ở các vùng trồng lúa trên đất khô. Nhộng và bọ trưởng thành đều tấn công lúa non, gây nên các triệu chứng được gọi là "Nõn héo" và "Bạc bông". "Nõn héo" ý nói đến tình trạng các lá nhánh non bị chết và, trong một số trường hợp, toàn bộ thân lúa cũng chết. Triệu chứng tương tự cũng xảy ra xuất phát từ một số loài sâu bướm thuộc họ Diatraea. Ở giai đoạn lúa ra hoa, bọ tấn công gié lúa và gây nên triệu chứng được gọi là "bạc gié" hay "bạc bông" do hạt bị nhiễm độc khi loài bọ xít T. limbativentris này hút nhựa lá khi gié phát triển. Nếu không có biện pháp xử lý và tình trạng nhiễm bọ bùng phát, tổn thất năng suất có thể đạt đến 80%.
Trứng của bọ có thể bị các loài ong bắp cày ký sinh thuộc chi Telenomus. Ở một số trường hợp, khi đưa các loài ong vào môi trường sống trên đồng lúa, 90% tình trạng ký sinh đã diễn ra và được quan sát thấy. Các loài thiên địch khác bao gồm một số loài ruồi thuộc chi Efferia. Các sản phẩm sinh học có gốc từ các loài nấm Metarhizium anisopliae, Beauveria bassiana, Paecilimyces sp. Cordyceps nutans, conidia cũng thể được áp dụng dưới dạng treo trên khóm lúa. Các biện pháp sử dụng tinh chất từ tất cả các loài thuộc chi Tiêu (0,25 to 4,0%) cũng có ảnh hưởng đến khả năng tồn tại của trứng của loài bọ xít này.
Hãy luôn xem xét đến khả năng kết hợp giữa các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp xử lý sinh học, trong phạm vi có thể áp dụng được. Nếu như không còn lựa chọn nào khác, có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu như phosphorus, pyrethroid hay carbamate được cấp phép.
Các triệu chứng nêu trên do loài bọ xít hại thân lúa có tên khoa học là Tibraca limbativentris. Đó là loài bọ bản xứ của vùng Trung Mỹ và Nam Mỹ. Ngoài lúa, loài bọ này cũng tấn công đậu tương, cà chua và lúa mì. Thông thường,chúng trải qua giai đoạn giữa các mùa thu hoạch bên ngoài cánh đồng và quay trở lại khi cánh đồng có lúa mới. Nhộng và bọ trưởng thành đều kiếm ăn trên lúa, gây ra các triệu chứng nõn héo và bạc bông. Các triệu chứng ấy cho thấy thiệt hại đối với thân lúa và hạt lúa. Tổn thương cao hơn khi lúa được trồng ở các điều kiện khô ráo hay độ ẩm thấp. Thiếu nước trên đồng khiến bọ có thể trốn ở gốc lúa. Khi lúa trưởng thành, thân lúa cứng dần (hóa gỗ) và ngăn cản quá trình ăn của bọ, số lượng quần thể của chúng giảm dần.