Pomacea canaliculata
Khác
Đây là loài sinh vật hại chỉ gây hại lúa trồng ở các vùng trũng thấp ngập nước mà thôi. Triệu chứng thiệt hại ban đầu là lúa không đứng vững vì ốc tấn công thân lúa bên dưới mặt nước. Lúa ở giai đoạn mạ non rất dễ bị tổn thương do ốc bươu vàng chủ yếu cắn phá mạ gieo ở đất trũng thấp và ngập nước cũng như lúa trong giai đoạn 30 ngày tuổi sau khi được cấy. Sau đó, thân lúa trở nên dày hơn và ốc không thể ăn được các mô đã cứng cáp. Ốc bươu vàng thường cắt đứt các nhánh trước, sau đó ăn lá và thân dưới nước. Các loài cây khác, ví dụ như khoai sọ (Colocasia esculenta) cũng có thể bị ốc bươu vàng tấn công. Ốc bươu vàng có thể sống từ 119 ngày cho đến 5 năm, nhiệt độ càng nóng thì tuổi thọ của chúng càng ngắn.
Các chiến dịch thu gom đại trà ốc bươu vàng và trứng của chúng có hiệu quả rất cao nếu được thực hiện trong thời kỳ chuẩn bị đất, gieo hạt giống hay cấy mạ. Cũng có thể thu hoạch ốc bươu vàng để bán làm thức ăn gia súc. Các loài thiên địch ăn thịt ốc bươu vàng cần phải được bảo vệ, ví dụ như các loài kiến đỏ ăn trứng ốc và các loài chim và vịt ăn ốc con. Có thể đưa các đàn vịt nhà vào đồng trong giai đoạn chuẩn bị đất cuối cùng hay sau khi hình thành mạ là lúc lúa non đã đủ lớn.
Luôn cân nhắc đến khả năng kết hợp giữa các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp xử lý sinh học, trong phạm vi có thể áp dụng được. Tuân thủ lịch và tỷ lệ bón phân hợp lý, bón phân ở mực nước 2 cm để nâng cao tối đa các hiệu quả tiêu cực đối với ốc bươu vàng. Chỉ sử dụng các loại thuốc trừ ốc ở các khu vực thấp và các đường dẫn nước thay vì sử dụng khắp cánh đồng. Nên sử dụng các sản phẩm thuốc trừ ốc ngay sau khi cấy hoặc trong giai đoạn hình thành mạ non trong trường hợp gieo sạ trực tiếp, và chỉ áp dụng đối với lúa dưới 30 ngày tuổi. Phải đọc kỹ nhãn và hướng dẫn sử dụng để đảm bảo tuân thủ các chỉ dẫn sử dụng an toàn.
Các triệu chứng nêu trên xuất phát từ hai loài ốc bươu vàng có tên khoa học là Pomacea canaliculata và P. maculata. Chúng là loài sinh vật hại có tính xâm lấn rất cao và có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho các cánh đồng lúa. Chúng thường lây lan từ cánh đồng này sang cánh đồng khác qua các hệ thống tưới tiêu (các kênh thủy lợi, các mương rãnh dẫn nước trong tự nhiên) hoặc tình trạng ngập lụt. Trong những thời kỳ khô ráo, ốc chôn mình trong bùn và có thể nằm lì không hoạt động đến sáu tháng, nổi lên và tiếp tục hoạt động khi gặp nước. Màu sắc và kích cỡ của ốc bươu vàng giúp chúng ta phân biệt chúng với các loài ốc bản địa. Ốc bươu vàng có vỏ màu nâu bùn và thịt màu vàng hơi hồng hay vàng cam. Chúng to hơn và có màu sáng hơn so với các loài ốc bản địa. Trứng của chúng màu hồng sáng và được đẻ thành từng chùm bao gồm mấy trăm trứng dính với nhau.