Lúa nước

Ốc nước ngọt Biomphalaria

Biomphalaria spp.

Khác

Tóm lại

  • Thiệt hại cho cây trồng ở mức hạn chế.
  • Ốc sên là vật chủ trung gian cho ký sinh trùng, gây ra một bệnh gọi là bệnh sán máng.
  • Vỏ ốc nhỏ, tròn màu nâu nhạt.

Cũng có thể được tìm thấy ở

1 Cây trồng

Lúa nước

Triệu chứng

Thiệt hại đối với lúa ở mức hạn chế. Tuy nhiên, một số loài ốc ví dụ như ốc nước ngọt B. glabrata là vật chủ trung gian của nhiều loài ký sinh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, vì thế cần phải cảnh giác vì chúng có thể là loài lây truyền bệnh đáng ngại. Loài ký sinh do ốc lan truyền gây ra bệnh sán máng (schistosomiasis) khi con người tiếp xúc với nước bị nhiễm mầm bệnh là nơi mà các loài ốc mang ký sinh trùng sinh sống (hồ, ao, sông, đập, đầm lầy và đồng lúa). Chúng lan truyền chủ yếu thông qua các kênh tưới tiêu, suối và tình trạng ngập nước. Tuy nhiên, do các loại hóa chất đặc biệt trong nước suối phun và giếng, các loài ốc ấy không sống trong các vùng nước như thế. Nước uống và các cơ sở vệ sinh cần phải phòng tránh bệnh hại này cho cộng đồng cư dân.

khuyến nghị

Kiểm soát hữu cơ

Sự hiện diện của các loài cá trong hồ ao, thí dụ như cá rô phi hay cá bảy màu, có thể là biện pháp hiệu quả để khống chế số lượng quần thể của các loài ốc thuộc chi Biomphalaria. Quản lý các hồ cá là yếu tố quan trọng để tránh cho chúng khỏi các vật ký chủ trung gian của bệnh sán máng.

Kiểm soát hóa học

Nếu có thể, hãy luôn cân nhắc giải pháp dung hợp giữa các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp xử lý sinh học. Một hợp chất có tên praziquantel là loại thuốc chủ yếu để chữa bệnh sán máng ở người. Thực tế đã chứng minh rằng chỉ một liều duy nhất từ loại thuốc này có thể giảm thiểu mức độ truyền nhiễm và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng bệnh. Không nên làm việc trong vùng nước bị ô nhiễm để đề phòng tình trạng tái nhiễm. Khống chế số lượng ốc là điều cần thiết để phá vỡ chu trình lây truyền bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh

Thiệt hại đối với lúa xuất phát từ các loài ốc nước ngọt thở bằng không khí trên mặt nước thuộc chi Biomphalaria. Tất cả các loài ốc thuộc chi Biomphalaria đều là động vật lưỡng tính, có cả các cơ quan sinh dục đực lẫn cái, và có khả năng tự thụ tinh hay thụ tinh chéo với nhau. Ốc đẻ từng đợt bao gồm 5 - 40 trứng cách nhau một khoảng thời gian; trứng nở thành ốc con sau 6-8 ngày và trưởng thành trong vòng 4-7 tuần, tùy thuộc theo loài và các điều kiện môi trường bên ngoài. Nhiệt độ và tình trạng thức ăn cũng là những điều kiện quan trong đối với quá trình phát triển số lượng quần thể của chúng. Một cá thể ốc có khả năng đẻ đến 1000 trứng trong suốt vòng đời có thể kéo dài hơn một năm của nó.


Biện pháp Phòng ngừa

  • Đảm bảo giám sát đồng ruộng để phát hiện sự xuất hiện của các loài ốc này.
  • Tuân thủ các thông lệ canh tác tốt suốt mùa vụ.
  • Cần cảnh giác vì loài ốc này có thể tạo ra bệnh tật cho con người.

Tải xuống Plantix