Xoài

Rầy hại chồi ở Xoài

Apsylla cistellata

Sâu bọ

Tóm lại

  • Các nốt sần cứng hình nón, màu xanh,xuất hiện ở nơi hình thành chồi non.
  • Cây xuất hiện triệu chứng chết ngọn.
  • Năng suất quả sụt giảm.
  • Trứng màu nâu đen xuất hiện ở mặt dưới lá.
  • Rầy trưởng thành có đầu và ngực sẫm màu, bụng màu nâu nhạt và các cánh màng đa dạng.

Cũng có thể được tìm thấy ở

1 Cây trồng

Xoài

Triệu chứng

Rầy cái đẻ trứng hình bầu dục màu nâu đen vào gân giữa hoặc phiến lá ở mặt dưới lá trong mùa xuân. Khoảng 200 ngày sau khi đẻ trứng, nhộng nở ra và bò đến chồi gần nhất để ăn. Chúng khoét lỗ và tiêm hóa chất vào các mô thực vật trong khi ăn, dẫn đến sự hình thành các nốt sần cứng hình nón, màu xanh đậm ở những nơi mọc chồi. Điều này ngăn cản quá trình ra hoa và đậu quả thích hợp. Các cành nhánh bị nhiễm rầy nghiêm trọng có thể sẽ bị chết ngọn. Tổn thất do chúng ra phụ thuộc vào số lượng trứng được đẻ và hậu quả sau đó trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình ra hoa. Loài rầy này có tên khoa học là Apsylla cistellata, được xác định là loài sâu hại nghiêm trọng ở Ấn Độ và Bangladesh.

Các khuyến nghị

Kiểm soát hữu cơ

Nên sử dụng tro công nghiệp giàu silicat. Cành và chồi bị nhiễm rầy cần được cắt tỉa ở vị trí cách nơi xuất hiện các triệu chứng bệnh khoảng 15-30 cm để giảm số lượng nốt sần một cách đáng kể.

Kiểm soát hóa học

Nếu có thể, hãy luôn cân nhắc giải pháp dung hợp giữa các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp xử lý sinh học. Xử lý vỏ cây bằng thuốc trừ sâu dimethoate (0,03%) dạng bột dán để tiêu diệt rầy đang di chuyển lên và xuống dọc theo thân cây. Tiêm dimethoate vào vỏ cây cũng có thể đạt hiệu quả. Ở giai đoạn đầu mới nhiễm rầy, phun loại thuốc trừ sâu ấy lên lá cũng cho thấy kết quả tốt.

Nguyên nhân gây bệnh

Rầy trưởng thành dài từ 3 đến 4 mm với đầu và ngực màu nâu đen, bụng màu nâu nhạt và các cánh màng đa dạng. Chúng xâm nhập vào cây bằng cách đục thủng các mô dọc theo hai bên gân chính hoặc tạo thành một đường trên mặt lưng của lá. Sau khoảng 200 ngày, trứng nở thành nhộng non có màu vàng, bò đến các chồi non liền kề để hút nhựa cây. Các hóa chất chúng tiêm vào các mô thực vật trong khi ăn tạo ra sự hình thành các nốt sần hình nón màu xanh. Ở đó, nhộng tiếp tục vòng đời kéo dài sáu tháng trước khi trưởng thành. Rầy mới trưởng thành xuất hiện từ các nốt sần, thả mình rơi xuống đất và thoát khỏi phần còn lại của lớp màng nhộng. Sau đó, chúng leo lên cây để giao phối và đẻ trứng.


Biện pháp Phòng ngừa

  • Chọn trồng các giống kháng bệnh, nếu có.
  • Theo dõi vườn cây thường xuyên để phát hiện các triệu chứng nhiễm rầy.
  • Tránh bón phân quá mức.
  • Tưới vườn thường xuyên trong mùa khô để giúp tránh áp lực khô hạn.

Tải xuống Plantix