Đậu gà & Đậu xanh

Thiếu lân (phốt-pho) trên cây lúa

Phosphorus Deficiency

Thiếu chất

5 mins to read

Tóm lại

  • Lá chuyển sang màu tím - bắt đầu từ các mép lá.
  • Lá cong xoắn.
  • Cây phát triển còi cọc.

Cũng có thể được tìm thấy ở

57 Cây trồng
Hạnh nhân
Táo
Chuối
Hiển thị thêm

Đậu gà & Đậu xanh

Triệu chứng

Các triệu chứng cho biết cây thiếu phốt-pho (lân) có thể xuất hiện ở mọi giai đoạn nhưng thể hiện rõ nhất ở các cây non. Trái ngược với tình trạng thiếu các chất dinh dưỡng khác, nhìn chung cây thiếu phốt-pho không có triệu chứng nào quá nổi bật để phát hiện ra ngay. Trong những trường hợp nhẹ, dấu hiệu khả dĩ cho thấy sự thiếu hụt chất dinh dưỡng này là cây trông có vẻ nhỏ hay còi cọc hơn bình thường. Tuy nhiên, không có triệu chứng rõ ràng nào thể hiện ở lá. Trong trường hợp thiếu phốt-pho nghiêm trọng, thân cây và cuống lá bắt đầu chuyển sang màu xanh thẫm ngả sang màu tím. Mặt dưới lá già cũng chuyển sang màu tím, bắt đầu từ chóp và mép lá rồi lan sang các phần còn lại của phiến lá. Những lá này có thể trở nên thô dai và các gân lá có thể chuyển sang màu nâu. Trong một số trường hợp, tình trạng thiếu phốt-pho dẫn đến triệu chứng đặc thù là các chóp lá cháy sém, các mép lá úa vàng cùng với các mảng mô chết. Thiếu phốt-pho cây còi cọc, số lá ít, lá ngắn, phiến lá hẹp, lá dựng đứng, xanh tối, đẻ nhánh kém, trỗ bông chậm, chín kéo dài, nhiều hạt xanh, hạt lép, số bông và số hạt/bông đều giảm.

Recommendations

Kiểm soát hữu cơ

Các mức phốt-pho trong đất có thể được bổ sung bằng cách bón các loại phân chuồng hay các loại phân hữu cơ khác (lớp phủ bằng chất hữu cơ, phân trộn vv...) hay bón kết hợp các loại phân như thế. Thực tế, quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong đất chính là nguồn cung cấp phốt-pho bền vững.

Kiểm soát hóa học

  • Sử dụng các loại phân bón có chứa lân (P) cho đất.
  • Ví dụ: Diamoni photphat (DAP), supe phosphat đơn (SSP).
  • Tư vấn cán bộ nông nghiệp để biết chủng loại tốt nhất và liều lượng sử dụng phù hợp nhất cho đất.

Các đề xuất khác:

  • Kiểm nghiệm đất trước khi bắt đầu mùa vụ gieo trồng để phát huy tối đa năng suất cây lúa.

Nguyên nhân gây bệnh

Trong đất, rễ cây hút các ion phốt-pho hòa tan trong nước. Các loại đất vôi giàu can-xi nhưng có thể nghèo phốt-pho. Tuy nhiên, tình trạng phổ biến nhất là khả năng cung cấp phốt-pho bị hạn chế do chất dinh dưỡng này gắn chặt vào các hạt đất nên cây không thể hấp thu được. Các loại đất có tính kiềm cũng như đất có tính a-xit đều có thể xảy ra tình trạng như thế. Các loại đất có hàm lượng chất hữu cơ thấp hay các loại đất giàu sắt cũng là vấn đề cần xem xét. Thời tiết lạnh ảnh hưởng đến sự phát triển và vận hành của bộ rễ cũng có thể dẫn đến tình trạng cây thiếu hụt phốt-pho. Các điều kiện khô hạn hay các loại bệnh hại khiến rễ cây không hấp thu tốt các chất dinh dưỡng và nước trong đất cũng có thể là tác nhân gây ra các triệu chứng thiếu phốt-pho ở cây. Ngược lại, độ ẩm trong đất lá tác nhân làm gia tăng mức độ hấp thu phốt-pho của cây, từ đó nâng cao năng suất cây trồng một cách đáng kể. Trong sản xuất, khi bón phân phốtpho cho lúa, lượng phốt-pho supe bao giờ cũng gấp 1,5-2 lần so với urê và bón lót toàn bộ phân phốtpho để cung cấp kịp thời phốt-pho cho sự phát triển của bộ rễ lúa. Phốt-pho supe (supe lân ) bón lót cho đất ít chua, còn phốtpho nung chảy (hay còn gọi là técmo phốt-phát) dùng cho nhiều loại đất, đặc biệt có tác dụng ở đất chua.


Biện pháp Phòng ngừa

  • Hãy đảm bảo tiến hành một kế hoạch bón phân cân bằng và hiệu quả cho cây lúa.
  • Sử dụng kết hợp các loại phân vô cơ và hữu cơ để cân bằng chất dinh dưỡng cho đất.
  • Khi cần thiết, các loại đất giàu chất vôi phải được xử lý để đạt độ pH phù hợp.

Tải xuống Plantix