Magnesium Deficiency
Thiếu chất
Triệu chứng đầu tiên thường xuất hiện ở lá già rồi sau đó đến lá non. Cây thiếu ma-giê thường hình thành các mảng vằn xanh nhợt hay úa vàng ở phần thịt lá của các lá già, thường bắt đầu lan ra từ mép lá. Ở các cây ngũ cốc bị thiếu ma-giê ở mức độ nhẹ, lá của chúng hình thành một chuỗi màu xanh kéo dài tiến triển dần thành tình trạng úa vàng thịt lá, cây thường bị vàng lá do thiếu diệp lục. Trong trường hợp nghiêm trọng, tình trạng úa vàng này lan đến giữa lá và các gân lá nhỏ cũng bị ảnh hưởng. Các đốm đỏ nhạt hay nâu xuất hiện dần trên phiến lá. Về sau, các vùng bị úa vàng phát triển thành các vùng hoại tử, khiến lá xơ xác và biến dạng. Cuối cùng, tình trạng úa vàng này lan ra toàn bộ lá, khiến lá chết và rụng sớm. Bộ rễ phát triển kém khiến cây giảm sức sống.
Sử dụng các chất có chứa ma-giê như đá vôi tảo, đá dolomit hay đá vôi có ma-giê. Sử dụng phân bón, các lớp phủ hữu cơ hay phân trộn để cân bằng hàm lượng các dưỡng chất trong đất. Chúng chứa các chất hữu cơ và nhiều loại dưỡng chất có khả năng được phóng thích vào đất với tốc độ chậm.
Sử dụng các loại phân bón vào đất hay phun trên lá có chứa ma-giê để bổ sung cho cây. Ô-xít ma-giê là hợp chất có thể giúp các dưỡng chất được phóng thích ở tốc độ chậm và thường được sử dụng dưới các dạng hỗn hợp để cung cấp ma-giê trực tiếp cho cây trồng. Sulphat ma-giê có thời hiệu phóng thích ma-giê là vài tuần, vì thế đó là lựa chọn lý tưởng để đáp ứng nhu cầu bổ sung nhanh ma-giê cho cây trồng, ví dụ như phun sulphat ma-giê (MgSO4) (với liều lượng 10g/lít nước) hai lần một ngày mỗi đợt, mỗi đợt cách nhau 10 ngày.
Cây thiếu ma-giê là vấn đề thường gặp ở các loại đất có cấu trúc nhẹ, đất cát hay đất chua, nghèo dưỡng chất và có khả năng giữ nước kém. Trong các loại đất ấy, các chất dinh dưỡng có thể dễ dàng bị rửa trôi. Các loại đất giàu kali, giàu đạm hoặc được bổ sung dư thừa các chất dinh dưỡng này cũng có thể là nguyên nhân, bởi lẽ các chất ấy có tính đối kháng với ma-giê trong đất. Ma-giê có liên quan đến quá trình vận chuyển đường trong cây và là một thành phần quan trọng trong phân tử diệp lục tố. Khi không có đủ lượng ma-giê cần thiết, cây bắt đầu suy giảm diệp lục tố ở các lá già để tập trung cho các lá mới phát triển. Đó là lý do vì sao hiện tượng úa vàng xuất hiện ở các lá già. Cường độ ánh sáng mà cây nhận được cũng ảnh hưởng đến diễn biến của các triệu chứng nêu trên. Cường độ ánh sáng cao khiến hệ quả của tình trạng thiếu ma-giê trở nên tối tệ hơn.