Cricula trifenestrata
Sâu bọ
Sâu có thể ăn sạch toàn bộ lá trên cây và làm giảm số lượng hoa trên cây. Thiệt hại cắn phá bắt đầu từ phần bên ngoài của cây, sau đó lan đến phần trung tâm và ngọn cây. Cây bị nhiễm sâu nghiêm trọng trở nên yếu ớt và có thể không nở hoa và kết quả được.
Để kiểm soát sâu róm đỏ bằng cách thủ công, hãy dùng đuốc có cán dài hun các khu vực có các đám sâu tụ lại để khiến chúng rơi xuống. Đeo găng để dùng tay thu gom sâu đã rơi xuống rồi chôn vùi chúng xuống đất. Loại bỏ và tiêu hủy lá cây mà các đám sâu và trứng bám lên đó. Đối với phương pháp kiểm soát sinh học, sử dụng các loài ký sinh như ong Telenomus sp., có hiệu quả đối phó trứng và nhộng của sâu, và nấm Beauveria bassiana, có hiệu quả nhắm đến bướm trưởng thành. Các loài săn mồi trong thiên nhiên cũng đóng vai trò then chốt trong quá trình khống chế các đợt bùng phát sâu hại. Ngoài ra, các loại thuốc trừ sâu chứa chiết xuất cây sầu đâu như azadirachtin đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc kiểm soát sâu hại.
Thông thường, có thể khống chế các loài bướm đêm mà không cần sử dụng đến các loại thuốc trừ sâu hóa học, đặc biệt là khi phát hiện được chúng từ sớm. Chỉ được xem là biện pháp cuối cùng, các phương pháp kiểm soát hóa học như sử dụng các loại thuốc methyl parathion và endosulfan được cho biết là có hiệu quả cao. Khi sử dụng các loại thuốc trừ sâu hay bất cứ sản phẩm hóa chất nào, điều quan trọng là cân phải mặc trang phục bảo hộ, kể cả để bảo vệ mắt, và đọc kỹ các hướng dẫn sử dụng trên nhãn dán sản phẩm. Do mỗi quốc gia có các quy định khác nhau, hãy đảm bảo rằng bạn tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc hướng dẫn cụ thể tại địa phương của mình. Điều này đảm bảo sự an toàn và gia tăng cơ hội thành công khi sử dụng thuốc.
Sâu róm đỏ là một loài sâu hại nghiêm trọng đối với các vườn xoài tại Bangladesh, Myanmar và Ấn Độ, đồng thời nó cũng tạo cơ hội cho ngành sản xuất lụa tơ tằm. Sâu non cắn phá theo bầy và tỏa đi khi chúng lớn dần. Khi không còn đủ thức ăn, ấu trùng lớn của sâu có thể buông mình rơi khỏi cây ký chủ hiện tại rồi bò sang cây khác để cắn phá. Vòng đời của loài sâu hại này bao gồm nhiều giai đoạn. Sau khi kết thúc giai đoạn kiếm ăn, sâu kết kén bám vào chùm lá hay trên thân cây. Bướm trưởng thành sinh hoạt về đêm, có màu sắc thay đổi theo từng cá thể. Bướm đực có hai đốm sẫm màu ở cánh trước trong khi bướm cái to hơn và có nhiều đốm hơn và không đồng đều hơn. Chúng có thể tạo ra hơn bốn thế hệ mỗi năm. Dù là một sâu hại, loài sâu róm này cũng tạo ra tơ sợi chất lượng cao. Tại Indonesia, loài sâu hại này đã được sử dụng để thu hoạch tơ sợi ở quy mô lớn, tạo ra một nguồn thu nhập tiềm năng cho các cộng đồng ở nông thôn.