Ngô/Bắp

Bọ xít chân lá

Coreidae

Sâu bọ

Tóm lại

  • Cây trồng phát triển còi cọc.
  • Quả biến màu ở những khu vực bọ đã từng cắn phá.
  • Quả có những chỗ lõm xuống.
  • Lá và thân cây bị tổn hại.
  • Lá chuyển sang màu vàng hay nâu.

Cũng có thể được tìm thấy ở

15 Cây trồng
Đậu
Mướp đắng
Chi cam chanh
Bông vải
Hiển thị thêm

Ngô/Bắp

Triệu chứng

Bọ xít chân lá có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau trên cây trồng, tùy theo chủng loài cụ thể và giai đoạn phát triển của chúng cũng như loài cây trồng đang chịu ảnh hưởng. Có một số triệu chứng tổn hại thường gặp trên cây trồng. Bọ xít chân lá có thể gây ra tình trạng cây trồng phát triển chậm, đặc biệt là đối với những cây non vẫn còn trong giai đoạn sinh trưởng. Điều đó có thể khiến sản lượng thu hoạch thấp hơn hay mùa thu hoạch đến chậm hơn. Quả bị ảnh hưởng bởi bọ có thể biến màu, méo dạng hay có những chỗ lõm trên bề mặt. Điều đó có thể khiến quả mất giá trị thương phẩm vì những biểu hiện tổn hại rõ ràng như thế. Bọ xít chân lá có thể gây thiệt hại cho thân và lá của cây trồng, khiến lá chuyển sang màu vàng hay nâu, héo úa và thậm chí là khiến cây chết đi. Ngoài ra, một số loài bọ xít chân lá có thể truyền các bệnh ờ cây trồng và điều đó có thể khiến cây trồng tổn hại nhiều hơn và sản lượng thu hoạch kém hơn.

Các khuyến nghị

Kiểm soát hữu cơ

Xà phòng diệt côn trùng hay các sản phẩm có nguồn gốc thực vật, ví dụ như dầu sầu đâu hay thuốc hữu cơ pyrethrin, chỉ có thể khống chế nhộng còn non trong phạm vi nhất định mà thôi. Một trong những cách tốt nhất để kiểm soát bọ xít chân lá là loại bỏ trứng của chúng.

Kiểm soát hóa học

Biện pháp kiểm soát hóa học đối với bọ xít chân lá bao gồm việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu để giết chết hay xua đuổi chúng. Có nhiều loại thuốc trừ sâu có hiệu quả đối với bọ xít chân lá, bao gồm pyrethroids, neonicotinoids và spinosad. Các loại thuốc trừ sâu này có thể được sử dụng dưới dạng phun xịt, phun bụi hay làm mồi bã. Điều quan trọng là cần phải tuân thủ các hướng dẫn trên nhãn thuốc một cách nghiêm chỉnh khi sử dụng các loại thuốc trừ sâu ấy. Mặc quần áo và sử dụng dụng cụ bảo hộ và tránh phun thuốc khi trời nhiều gió hay có mưa. Đảm bảo tuân thủ bất cứ biện pháp hạn chế nào được ghi trên nhãn thuốc, có liên quan đến việc xác định thời điểm phun và số lần phun. Mặc dù biện pháp kiểm soát hóa học có thể đạt hiệu quả giảm thiểu số lượng quần thể bọ xít chân lá, điều quan trọng cần lưu ý là việc lạm dụng hoặc sử dụng sai các loại thuốc trừ sâu có thể mang đến các tác động tiêu cực, ảnh hưởng đến các loài côn trùng không phải là mục tiêu diệt trừ, môi trường hoang dã và thậm chí là con người. Vì thế, nên sử dụng các loại thuốc trừ sâu với sự suy xét thận trọng, xem chúng như là một bộ phận dung hợp trong một phương cách bao gồm các biện pháp kiểm soát sinh học và trồng trọt để quản lý côn trùng gây hại.

Nguyên nhân gây bệnh

Bọ xít chân lá là loài côn trùng có mặt lưng bẹt, có hình dạng như chiếc lá. Chúng có kích cỡ trung bình, thường có chiều dài khoảng 20 mm. Chúng thường có màu nâu hay xanh lá, kiếm ăn bằng cách hút nhựa các loài cây ăn quả, cây quả hạch và rau củ. Vòng đời của bọ xít chân lá bắt đầu khi bọ cái đẻ trứng trên cây. Trứng bọ được đẻ theo hàng, có bình bầu dục, màu đồng ngả nâu sẫm, dài khoảng 1,4 mm. Trứng nở ra nhộng có hình dáng như bọ trưởng thành thu nhỏ. Nhộng trải qua nhiều giai đoạn biến đổi rồi chuyển sang giai đoạn trưởng thành. Trong mỗi giai đoạn biến đổi, nhộng lột lớp da cũ và hình thành lớp da mới, ngày càng giống bọ trưởng thành hơn và cánh của chúng phát triển dần. Khi trưởng thành, bọ bắt cặp giao phối, đẻ trứng và một vòng đời mới bắt đầu. Bọ xít chân lá có thể tạo ra nhiều thế hệ mỗi năm, tùy thuộc vào khí hậu và nguồn thức ăn. Chúng có nhiều khả năng gây ra những vấn đề cho cây trồng khi trời mưa nhiều. Vào xuân, bọ trưởng thành ra khỏi nơi ẩn nấp bên dưới xác cây hay lớp phủ hữu cơ sau khi trải qua mùa đông. Nếu mùa đông không quá lạnh, số bọ trưởng thành sống sót nhiều hơn và có thể gây ra nhiều vấn đề hơn cho cây trồng. Một số loài bọ xít chân lá chỉ sinh sản trên cỏ dại, trong khi một số khác sinh sản trên rau củ. Thiệt hại ở quả do các loài bọ này gây ra là mối quan ngại chính, và bọ có khuynh hướng gây ra các vấn đề cho cây trồng vào thời điểm cây trồng bắt đầu đậu quả.


Biện pháp Phòng ngừa

  • Kiểm tra cây trồng thường xuyên để phát hiện các dấu hiệu hoạt động của bọ xít chân lá, ví dụ như các đám trứng, quả biến màu hay có những chỗ lõm xuống và các tổn hại trên thân và lá.
  • Có thể sử dụng các hàng rào chắn vật lý, ví dụ như lớp phủ cây theo hàng hoặc lưới, để giữ cho bọ xít chân lá không tiếp cận được cây trồng.
  • Dọn sạch cỏ dại trên cánh đồng vì bọ xít chân lá có thể trốn và kiếm ăn trên cỏ dại.
  • Duy trì vệ sinh cánh đồng bằng cách loại bỏ lá rụng hay tàn tích cây trồng khác có thể hấp dẫn bọ xít chân lá.
  • Thu hút và đưa các loài săn mồi tự nhiên (chim, nhện và côn trùng săn mồi) vào cánh đồng bằng cách tạo ra chỗ trú và nước cho chúng có thể góp phần khống chế bọ xít chân lá.
  • Thực hành vệ sinh tốt đồng ruộng cuối mùa vụ để giảm thiểu cơ hội cho côn trùng sinh tồn đến mùa vụ kế tiếp.

Tải xuống Plantix