Melanaspis glomerata
Sâu bọ
Những vết gỉ màu nâu hay đen xám phủ quanh thân và các gân lá chính. Lá của cây nhiễm bệnh bị khô ngọn, màu xanh lá nhạt bệnh hoạn, sau đó hóa vàng nếu không được xử lý. Mật trong cây bị tổn thất khiến cho phiến lá không mở được, hóa vàng và khô đi. Cuối cùng, cây mía khô đi và bên trong thân ngả sang màu đỏ nâu. Cây nhiễm rầy phát triển còi cọc, quắt queo, toàn thân phủ đầy rệp và hình thành một lớp vỏ dày khi nhiễm rầy nghiêm trọng. Do có thói quen ít di chuyển và kích thước nhỏ, loại rệp hại này thường thoát khỏi sự chú ý của người trồng mía. Sự hiện diện của chúng chỉ bọc lộ sau khi đã gây ra những tổn thất nghiêm trọng.
Ngâm hom giống trong nhũ tương xà phòng dầu cá rosin 1%. Phun các loại dầu trắng lên lá và thân mía có hiệu quả đối phó rệp non. Thả trứng của các loài bọ rùa Malaysia (Chilocorus nigritus) hoặc Pharascymnus horni với liều lượng 5CC/mẫu Anh (0,4 héc-ta). Đưa vào cánh đồng mía những loài ký sinh cánh màng như Anabrotepis mayurai, Cheiloneurus sp. và ve ăn thịt như Saniosulus nudus và Tyrophagus putrescentiae để chúng tìm ăn loài rệp hại này.
Ở mọi trường hợp, nên xem xét khả năng dung hợp các biện pháp phòng ngừa cùng với các biện pháp kiểm soát sinh học có thể thực hiện được. Ngâm hom giống vào dung dịch malathion 0,1% trước khi trồng. Phun thuốc dimethoate 2ml/lít hoặc monocrotophos 1,6m/lít sau khi tỉa cây. Xử lý bằng acephate 75 SP 1g/lít hai lần sau khi tỉa cây, ngay trước khi rệp mới xuất hiện.
Những triệu chứng và thiệt hại nêu trên xuất phát từ loài rệp bông trắng. Rệp cái đẻ trứng thai – có nghĩa là con non nở ra từ trứng ở bên trong thân mẹ. Sau khi nở ra, rệp non đi quanh tìm chỗ kiếm ăn. Chúng dùng phần phụ miệng có dạng hình kim để chích hút mật cây và không dời đi nữa. Quá trình nhiễm rầy bắt đầu lúc cây tạo gióng và tiếp tục gia tăng khi cây tăng trưởng. Mật cây bị rệp hút. Trong trường hợp nhiễm rầy nghiêm trọng, màng bao, phiến và gân chính của lá cũng bị nhiễm rầy.