Comstockaspis perniciosa
Sâu bọ
Rệp sáp vảy hút nhựa cây từ các cành nhánh, lá và quả. Thói quen chích hút của chúng tạo ra những dấu lõm nhẹ với các quầng màu đỏ ngả tím trên bề mặt quả. Mặc dù một cá thể rệp sáp vảy không thể gây ra tổn hại nhiều, nhưng chỉ cần có một rệp sáp vảy cái và con của nó là đủ để tạo ra hàng ngàn cá thể rệp sáp vảy trong một mùa. Đặc biệt, loài côn trùng này sống trong những cây to già là nơi mà thuốc phun khó lòng phủ trọn, nhưng những cây non đã được phun thuốc vẫn có thể bị chúng gây tổn hại. Mặc dù chúng chủ yếu sống trong vỏ cây, sinh tồn dưới các vảy và kẻ hở ở vỏ cây, dấu hiệu xác định nhiễm rầy đầu tiên có thể là những đốm nhỏ màu đỏ trên lá và quả. Tổn hại ở quả thường tập trung ở đáy quả. Nếu quá trình nhiễm rầy diễn ra sớm trong mùa, quả trên cây có thể nhỏ và biến dạng, dẫn đến tình trạng sụt giảm tổng thể về sức sống, khả năng tăng trưởng và thu hoạch của cây.
Đưa vào vườn cây các loài thiên địch ăn thịt rệp sáp vảy San Jose, ví dụ như bọ rùa twice-stabbed hay bọ cánh cứng Cybocephalus californicus. Ngoài ra, một số loài ong bắp cày loại nhỏ như chalcid và aphelinid sống ký sinh ở rệp sáp vảy. Phun dung dịch dầu làm vườn 2% trước và ngay sau khi chồi cây hé mở, nhưng cần phun trước khi hoa hé nở. Các loài ăn thịt rệp như Aphytis Spp., Encarsia Perniciosi và Coccinella Infernalis Mulsant được công nhận là các tác nhân kiểm soát sinh học có lợi. Hãy thả các loài ký sinh như Encarsia Pernicious 2000 lên các cây bị nhiễm rệp trong những khu vực rệp đang lây lan mạnh một lần vào mùa xuân.
Nếu có thể hãy luôn xem xét sử dụng phương thức kết hợp các biện pháp phòng ngừa với các biện pháp xử lý sinh học. Khống chế số lượng lớn quần thể rệp bằng cách phun một loại thuốc diệt côn trùng kết hợp với dầu trong thời kỳ trì hoãn ngủ đông. Sử dụng các loại thuốc diệt côn trùng có chứa các chất điều tiết tăng trưởng như pyriproxyfen, buprofezin, neonicotinoids, organophosphates hay spirotetramat khi phát hiện số rệp trưởng thành đầu tiên trong các bẫy hoóc-môn sinh dục hay số nhộng ở giai đoạn bò đầu tiên trên các bẫy bằng băng dính. Tiếp tục phun thuốc sau 10 ngày nếu vẫn phát hiện thấy nhộng ở giai đoạn bò hoạt động.
Thiệt hại do một loài côn trùng hại cây ăn quả có tên là rệp sáp vảy San Jose. Rệp cái có dạng hình cầu, mềm, màu vàng và không có cánh. Chúng dài khoảng 1,5-2,2 mm, với một dải sậm màu vắt ngang lưng. Nhộng của loài rệp này trải qua ba giai đoạn là giai đoạn bò, giai đoạn đầu trắng và giai đoạn đầu đen. Chúng có thể hoàn tất vòng đời của mình trong vòng khoảng 37 ngày, cho ra hai thế hệ rệp mới mỗi năm. Quá trình phát triển của loài rệp này lại tiếp tục vào mùa xuân khi nhiệt độ vượt qua 51°F (10,5°F). Số nhộng sống qua mùa đông hoạt động mạnh hơn vào giữa tháng 3 và số rệp đực xuất hiện nhiều vào tháng 4. Rệp cái đẻ trứng thai, sinh sản vào giữa tháng 5, cho ra khoảng 200 - 400 con nhộng trong một tháng. Vòng đời điển hình của rệp hoàn tất trong vòng 35-40 ngày, và chúng bắt đầu phát triển mạnh trong giai đoạn cây nở hoa. Rệp cái có thân tròn trịa, hơi phình to với một mụn đen trong khi rệp đực có thân hình dài cân đối.