Limacodidae sp.
Sâu bọ
Sâu sên ăn lá khiến cây mất nhiều lá. Sâu tiêu thụ một lượng lớn mô cây và lá, chỉ để lại gân lá và cuống lá. Vì thế, cây không thể tiến hành quang hợp một cách thuận lợi, dẫn đến năng suất thu hoạch bị giảm sụt. Điều đó có nghĩa là những cây bị nhiễm sâu có thể tạo ra ít quả hơn so với khi cây không bị sâu sên tấn công.
Để kiểm soát các loài sâu hại này mà không sử dụng hóa chất, loại bỏ sâu sên khỏi những cây bị nhiễm sâu là một lựa chọn khả thi. Có thể thực hiện được điều đó bằng cách sử dụng nhíp hay băng dính để không tiếp xúc với sâu sên một cách trực tiếp. Có thể đặt các loại bẫy đèn để bẫy và thu thập bướm sên trưởng thành. Khoảng 5 cái bẫy đèn được lắp đặt cho mỗi héc-ta vườn để đạt được hiệu quả kiểm soát loài sâu hại này.
Chọn loại thuốc diệt côn trùng phù hợp với tình huống cụ thể mà bạn gặp phải, tuân thủ các hướng dẫn ghi trong nhãn thuốc, mặc quần áo bảo hộ và đeo găng tay khi sử dụng thuốc. Carbaryl và Dichlorvos là hai hoạt chất đã được báo cáo là có hiệu quả tốt đối với các loài sâu hại này.
Thiệt hại nêu trên do sâu của các loài sâu bướm sên thuộc họ Limacodidae gây ra. Sâu sên có tên gọi như thế do hình dạng bên ngoài của chúng giống như con sên, và chúng có thể khiến con người gặp phải vấn đề về sức khỏe do khả năng chích đốt của hầu hết các loài trong họ côn trùng này. Chúng có rất nhiều và xuất hiện quanh năm ở các vùng nhiệt đới. Sâu sên trải qua nhiều giai đoạn phát triển trong vòng đời của chúng. Vòng đời của sâu sên bắt đầu khi trứng được bướm sên đẻ trên lá cây. Trứng nở ra thành sâu non ăn lá. Trong quá trình lớn lên, sâu non trải qua nhiều lần lột xác và hình thành lớp da mới. Cuối cùng, chúng kết kén bao quanh thân và hóa thành nhộng nằm bên trong kén. Sau một thời gian, nhộng trong kén biến thành bướm sên trưởng thành và bắt đầu một vòng đời mới. Các loài sâu hại này có tầm quan trọng rất lớn về mặt sinh thái đối với các loài cây họ cọ bởi vì chúng có thể gây rụng lá nghiêm trọng. Điều quan trọng là cần phải xác định và kiểm soát các loài sâu hại này từ sớm đến ngăn ngừa thiệt hại đối với cây trồng và đảm bảo quá trình phát triển khỏe mạnh của cây trồng.