Cà tím

Sâu đục chồi cà tím

Scrobipalpa sp.

Sâu bọ

Tóm lại

  • Các chồi hoa và chồi ngọn khô héo và rụng.
  • Lá héo rũ và khô héo.
  • Xuất hiện triệu chứng chết tim (héo nõn).

Cũng có thể được tìm thấy ở

3 Cây trồng
Cà tím
Củ cải đường
Thuốc lá

Cà tím

Triệu chứng

Các triệu chứng nhiễm sâu xuất hiện trên chồi hoa, hoa và thân cây. Các chồi ngọn của cây bị nhiễm sâu ở giai đoạn đầu trong quá trình sinh trưởng sẽ héo rũ và khô cằn. Cây trưởng thành nhiễm sâu sẽ phát triển còi cọc. Tình trạng khô héo và rụng các chồi hoa sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đối với quá trình đậu quả của cây. Lá héo rũ và khô dần. Các lỗ do sâu đục xuất hiện ở chồi cây và quả, bị lấp kín bởi phân sâu. Sâu đục chồi khiến các chồi ngọn bị khô héo, hình thành nên triệu chứng nõn héo.

khuyến nghị

Kiểm soát hữu cơ

Có thể sử dụng các loài ký sinh bao gồm Microgaster sp., Bracon kitcheneri, Fileanta ruficanda, Chelonus heliopa để hạn chế quá trình lây lan của sâu đục chồi. Nên hỗ trợ quá trình phát triển của các loài ký sinh trên ấu trùng sâu như các loài Prisomerus testaceus và Cremastus flacoorbitalis, cũng như các loài thiên địch của sâu đục lá như Broscus punctatus, Liogryllus bimaculatus. Phun chiết xuất nhân hạt sầu đâu hàm lượng 5% hoặc hoạt chất sinh học Azadirachtin EC có chứa dầu sầu đâu. Có thể sử dụng các sản phẩm sinh học có gốc là các mầm bệnh Bacillus thuringiensis, Beauveria bassiana (nấm côn trùng) khi ngay sau khi phát hiện loài sâu hại này và sử dụng nhiều lần nếu xét thấy cần thiết.

Kiểm soát hóa học

Ở mọi trường hợp, nên xem xét khả năng dung hợp các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp kiểm soát sinh học có thể áp dụng được. Nên áp dụng các biện pháp đối phó loài sâu hại này khi 3 - 10% số cây non bị thiệt hại do sâu, nhưng không nên phun thuốc trong trường hợp không thực sự cần thiết và không nên sử dụng các loại thuốc trừ sâu diện rộng để tránh gây hại cho các loài côn trùng có ích. Đừng phun thuốc trừ sâu vào các thời điểm quả chín và thu hoạch. Có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu có gốc Chlorpyrifos, Emamectin benzoate, Flubendiamide và Indoxacarb để khống chế loài sâu hại này.

Nguyên nhân gây bệnh

Các thiệt hại nêu trên phát sinh từ ấu trùng của loài bướm thuộc chi Scrobipalpa (loài Blapsigona). Loài bướm này có kích cỡ trung bình, cánh màu trắng có tua viền màu đỏ ánh đồng. Cánh trước của chúng có màu nâu trắng, cánh sau màu xám nhạt phơn phớt trắng. Thoạt đầu, ấu trùng của chúng có màu nhợt nhạt với phần đầu và ngực màu nâu sẫm ánh sắc hồng, về sau phát triển thành sâu có màu nâu. Chúng đào hang chui vào thân cây con và ăn các mô bên trong, tạo ra các nốt trên thân, khiến cây mọc ra các nhánh bên, đồng thời khiến cây phát triển còi cọc, héo rũ hoặc biến dạng. Khi sâu đục các chồi hoa, hoa sẽ rụng khiến cây không thể đậu quả. Loài sâu hại này thường kiếm ăn khi trời chiều và được xem là một loài sâu hại quan trọng đối với các cánh đồng thuốc lá.


Biện pháp Phòng ngừa

  • Giám sát cây trồng hai lần mỗi tuần, đặc biệt là ở các giai đoạn đầu trong quá trình sinh trưởng của cây, để phát hiện trứng và ấu trùng sâu.
  • Nhìn chung, phát hiện và ngăn ngừa tình trạng nhiễm sâu trước khi chúng đào hang chui vào bên trong cây là cách đối phó dễ dàng và hiệu quả hơn cả.
  • Dùng tay bắt và thu thập ấu trùng, trứng rồi tiêu hủy chúng.
  • Nên lắp đặt các loại bẫy hóc-môn sinh dục (12 cái/hec-ta) và bẫy đèn (1 cái/hec-ta) để thu hút, giám sát và tiêu diệt bướm trưởng thành của loài sâu hại này.
  • Có thể thu hút các loài thiên địch của sâu đục chồi bằng cách chủ động trồng các loài hoa dại và cao lương quanh vườn.
  • Loại bỏ những bộ phận nhiễm sâu ở cây và các loài cỏ dại (đặc biệt là các loài cỏ thuộc họ Cà - Khoai tây) khỏi vườn và luống trồng.
  • Sau khi thu hoạch, nhổ sạch và đốt bỏ các tàn dư cây trồng.
  • Nên thực hiện các giai đoạn bỏ hoang và phơi đất để phá vỡ vòng đời của sâu.
  • Nên luân canh với các loài cây trồng khác, ngoại trừ cây thuốc lá (cây ký chủ của loài sâu hại này).
  • Ngoài ra, cũng nên tránh trồng cây thuốc lá ở những khu vực chung quanh vườn.

Tải xuống Plantix