Lạc/Đậu phộng

Mọt to vòi

Myllocerus sp.

Sâu bọ

Tóm lại

  • Các mép lá bị cắn nham nhở.
  • Cây phát triển còi cọc.
  • Đầu và màng phủ cánh của mọt to vòi trưởng thành có các hoa văn màu xám nhạt và màu sẫm.

Cũng có thể được tìm thấy ở

11 Cây trồng

Lạc/Đậu phộng

Triệu chứng

Những triệu chứng nhiễm mọt to vòi có thể nhìn thấy được trước tiên là các mép lá bị cắn nham nhở. Mọt to vòi trưởng thành thích ăn mép lá của các cây non và ăn dần đến tận gân chính, có thể dẫn đến tình trạng rụng lá hoàn toàn. Các cây khỏe mạnh có thể phục hồi các thiệt hại cắn phá nhưng những cây non nhiễm mọt to vòi thường chết vào thời điểm nở hoa. Sự phá hoại nghiêm trọng có thể hạn chế sự phát triển của cây. Cây bị ảnh hưởng có thể dễ dàng bị nhổ lên.

khuyến nghị

Kiểm soát hữu cơ

Tưới đất trồng bằng sản phẩm sinh học Bacillus thuringiensis ssp tenebrionis (Btt) ở hàm lượng 2.5 mg/lít. Các loài vi khuẩn trong sản phẩm ấy có thể được sử dụng thông qua cách nhúng đầu rễ cây: Nhúng rễ cây trong dung dịch Btt pha loãng rồi hong khô cây trước khi trồng lại xuống đất. Khả năng sinh tồn của ấu trùng mọt to vòi phụ thuộc vào độ ẩm và nhiệt độ trong đất. Sử dụng bánh dầu sầu đâu với liều lượng 500 kg/ha ở thời điểm cày đồng lần cuối.

Kiểm soát hóa học

Trong mọi trường hợp, hãy xem xét đến khả năng vận dụng các biện pháp phòng ngừa và xử lý sinh học trong phạm vi có thể thực hiện được. Các biện pháp xử lý sinh học chỉ có kết quả đối với mọt to vòi trưởng thành, do trứng, ấu trùng và nhộng của chúng đều tồn tại trong đất. Mặt khác, khống chế mọt to vòi trưởng thành cũng là một việc khó khăn vì chúng có thể bay, ẩn trốn và giả chết. Khả năng phát triển sức đề kháng của mọt to vòi đối với các loại thuốc trừ sâu cũng là vấn đề đáng lưu ý. Có thể phun các loại thuốc trừ sâu như quinalphos, chlorpyrifos hay dimethoate vào thời điểm 20 ngày sau khi gieo hạt, hoặc rải hỗn hợp thuốc phorate hoặc carbaryl dạng hạt được trộn với cát.

Nguyên nhân gây bệnh

Các triệu chứng nêu trên xuất phát từ các cá thể trưởng thành và ấu trùng của loài mọt to vòi có tên khoa học là Myllocerus spp. Mọt to vòi trưởng thành có cơ thể nhỏ, màu xám nhạt với các hoa văn sẫm màu trên màng phủ cánh và đầu. Tính trung bình, mỗi con cái đẻ 360 trứng trong đất suốt thời kỳ đẻ trứng kéo dài 24 ngày. Trứng nở thành ấu trùng chui trong đất để ăn rễ cây. Sau đó, chúng phát triển thành nhộng trong đất. Mọt to vòi trưởng thành sống qua mùa đông, trốn bên dưới các tàn dư cây trồng. Loài mọt to vòi này tấn công nhiều loài cây ký chủ khác nhau, từ các loài cây cảnh, rau cải cho đến các loài cây cho quả.


Biện pháp Phòng ngừa

  • Sử dụng các giống kháng bệnh có sẵn ở địa phương.
  • Giám sát cánh đồng và kiểm tra cây trồng vào thời điểm các lá mới bắt đầu phát triển.
  • Thường xuyên giẫy cỏ để quấy rối vòng đời phát triển của mọt và tiêu diệt ấu trùng của chúng.
  • Một số báo cáo cho biết rằng trồng đậu triều làm cây bẫy mọt to vòi có hiệu quả nhất định.
  • Có thể chuẩn bị thùng chứa nước xà phòng, sau đó rung cây và cành nhánh để hất mọt to vòi trưởng thành vào thùng xà phòng.
  • Loại bỏ và tiêu hủy các cây/cành nhánh bị nhiễm mọt to vòi.

Tải xuống Plantix