Melanagromyza obtusa
Sâu bọ
Các triệu chứng nhiễm giòi đục quả không biểu hiện rõ ràng cho đến khi ấu trùng ruồi đủ lớn để nhai và tạo ra các lỗ trên vách vỏ quả. Các lỗ ấy giúp ruồi thoát ra ngoài sau khi hoàn tất giai đoạn nhộng trong quả. Nhộng chui vào hạt, tạo ra những đường hang để sau này thoát ra khi trưởng thành. Các hạt bị nhiễm giòi đục quả trở nên nhăn nhúm và mất sức sống. Ấu trùng ruồi bài tiết chất thải, tạo điều kiện cho nấm phát triển trên các bộ phận bị tổn hại của cây. Hạt bị tổn hại sẽ không còn phù hợp để sử dụng, cũng không còn đủ sức sống để có thể nẩy mầm. Các lỗ nhỏ như đầu kim có thể nhìn thấy được khi quả khô đi, các hạt bên trong nhăn nhúm, xơ xác và bị tổn hại một phần.
Tạo điều kiện phát triển thuận lợi cho các loài thiên địch của ruồi đục quả M. obtusa. Sử dụng dung dịch chiết xuất dầu sầu đâu suốt bốn tuần (50g/lít nước) hoặc phun chiết xuất hạt sầu đâu dạng nước hai tuần một lần.
Trong mọi trường hợp, hãy xem xét đến khả năng vận dụng các biện pháp phòng ngừa và xử lý sinh học trong phạm vi có thể thực hiện được. Phun các sản phẩm thuốc trừ sâu Monocrotophos, Acephate har Lambda-cyhalothrin ở giai đoạn cây ra hoa, sau đó phun lập lại sau 10-15 ngày.
Các thiệt hại nêu trên xuất phát từ giòi, hay ấu trùng, của loài ruồi đục quả đậu có tên khoa học là Melanagromyza obtusa, ăn vách ngăn vỏ của hạt đậu đang phát triển. Ruồi trưởng thành (dài 2-5 mm) đẻ trứng trong vách quả đậu chưa chín cũng như trên các loài cây ký chủ khác. Trứng nở thành giòi có màu trắng kem, về sau phát triển thành nhộng có màu cam nâu. Giòi đục qua lớp biểu bì của hạt mà không làm vỡ vỏ hạt rồi vùi mình trong các lá mầm của hạt. Khi đạt đến thời điểm cuối cùng của giai đoạn ấu trùng, giòi có dạng giống như ngôi sao. Chúng rời khỏi hạt, mở vách chui khỏi quả trước khi bước vào giai đoạn nhộng.