Đậu

Giòi đục thân hại Đậu

Ophiomyia phaseoli

Sâu bọ

5 mins to read

Tóm lại

  • Đốm lá.
  • Các vệt cong màu bạc chạy dọc cuống lá, về sau chuyển sang màu sẫm.
  • Lá khô dần rồi rơi rụng.
  • Ruồi nhỏ, màu đen, xuất hiện trên ruộng.

Cũng có thể được tìm thấy ở

3 Cây trồng

Đậu

Triệu chứng

Nhiều lỗ nhỏ và các đốm vàng nhạt xuất hiện ở mặt trên lá non, đặc biệt là ở phần lá gần cuống. Giòi, hay ấu trùng của ruồi, đào lỗ xuyên qua cuống lá và thân, tạo ra những vết cong màu bạc. Một số đường hang xuất hiện ở mặt trên lá, về sau lá chuyển sang màu nâu sẫm và héo rũ. Lá bị nhiễm ruồi có thể khô dần, thậm chí là rụng sớm. Trên cây trưởng thành bị nhiễm ruồi, cuống lá phồng to và lá có thể bị héo rũ. Các đường hang do giòi đào kiếm ăn xuất hiện rõ ràng trên thân cây. Hoạt động kiếm ăn liên tục của ấu trùng hủy hoại các mô bên trong phần chóp rễ, dẫn đến tình trạng vàng lá, cây phát triển còi cọc thậm chí là chết úa. Trong những trường hợp nghiêm trọng, cây non bị chết trong vòng 10 - 15 ngày sau khi nhú mầm.

Recommendations

Kiểm soát hữu cơ

Loài ruồi đục thân hại đậu có nhiều loài thiên địch khác nhau. Ấu trùng của nhiều loài ong ký sinh thuộc chi Opius, họ braconid được sử dụng rộng rãi tại châu Á và châu Phi để khống chế loài ruồi hại này. Trong số đó, hai loài ong ký sinh Opius phaseoli và Opius importatus đã được du nhập vào Hawai từ vùng Đông Phi vào năm 1969, nhưng các đợt bùng phát ruồi đục thân quả đôi khi vẫn xảy ra. Tỷ lệ tử vong của loài ruồi hại đối với biện pháp xử lý này ở một số khu vực lên đến 90%. Các sản phẩm sinh học có gốc từ các mầm bệnh là nấm cũng đã được thử nghiệm như là công cụ khống chế loài ruồi hại này tại Đông Phi.

Kiểm soát hóa học

Trong mọi trường hợp, hãy xem xét đến khả năng vận dụng các biện pháp phòng ngừa và xử lý sinh học trong phạm vi có thể thực hiện được. Trong những trường hợp nhiễm ruồi nghiêm trọng, có thể xem xét việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu để khống chế chúng, tuy nhiên ấu trùng của ruồi kiếm ăn bên trong thân cây nên khó lòng tiêu diệt chúng. Phun vào đất các sản phẩm hóa chất có chứa imidacloprid là độc chất thần kinh đối với côn trùng cùng thời điểm gieo trồng hoặc sau khi cây non nhú mầm cũng có hiệu quả. Nên xử lý hóa chất như thế đối với các cây con đã nhú chồi được 3-4 ngày và, trong các trường hợp nhiễm ruồi nặng, xử lý lần nữa vào thời điểm 7 ngày hoặc 14 ngày sau. Các sản phẩm khác thường được sử dụng bao gồm thành phần hoạt chất dimethoate thuộc hệ thống độc chất thần kinh đối với côn trùng. Tất cả các loại hóa chất nêu trên đều được phân loại là độc hại và cần phải được xử lý hết sức cẩn thận.

Nguyên nhân gây bệnh

Các triệu chứng nêu trên được gây ra bởi ấu trùng và con trưởng thành của loài ruồi đục thân có tên khoa học là Ophiomyia phaseoli. Đây là một trong những loài côn trùng có sức phá hoại lớn nhất trên thế giới. Chúng phát triển rộng khắp tại các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới tại châu Phi, châu Á, Hawai và châu Đại Dương. Trong một số trường hợp, chúng có thể gây ra tổn thất thu hoạch lên đến mức 30-50%. Mức độ nghiêm trọng của thiệt hại do chúng gây ra dường như phụ thuộc vào mùa vụ, cụ thể là thiệt hại vào mùa khô cao hơn thiệt hại vào mùa ẩm ướt (với tỷ lệ là 80% so với 13%). Ruồi trưởng thành và ấu trùng đều có thể gây ra thiệt hại, đặc biệt là đối với các cây con. Ruồi trưởng thành đục nhiều lỗ ở lá non rồi đẻ trứng có màu trắng, hình bầu dục, gần cuống lá. Ấu trùng nở ra từ trứng đục thân cây rồi chuyển dần xuống rễ cái, sau đó quay trở lại để kết thành nhộng ở gốc thân gần mặt đất. Giai đoạn nhộng kéo dài khoảng 10-12 ngày, tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường.


Biện pháp Phòng ngừa

  • Chọn trồng các giống chống chịu bệnh cao hiện có tại địa phương.
  • Gieo trồng trong mùa ẩm ướt.
  • Loại bỏ cỏ dại và các cây mọc tự nhiên, đặc biệt là các cây họ đậu, trên đồng ruộng trước khi gieo trồng.
  • Không nên trồng đậu gần những cánh đồng đã từng trồng các cây họ đậu vào mùa trước.
  • Gieo trồng ở mật độ thưa.
  • Trong giai đoạn đầu phát triển của cây (2-3 tuần sau khi cây nhú mầm), phủ rễ cây bằng lớp phủ thực vật, ví dụ như lá chuối, rơm rạ hay cỏ khô.
  • Giám sát đồng ruộng thường xuyên để phát hiện các dấu hiệu thiệt hại và khống chế loài ruồi hại này trong giai đoạn từ một đến năm tuần đầu tiên sau khi cây con nhú mầm.
  • Thu gom và vùi sâu tàn dư cây trồng sau khi thu hoạch.

Tải xuống Plantix