Miridae
Sâu bọ
Bọ xít mù gây tổn hại các chồi ngọn, hoa và quả bằng cách hút nhựa cây từ đó. Nếu bọ xít tấn công trước khi cây đậu quả, cây có thể mất chồi ngọn, dẫn đến tình trạng cành nhánh còi cọc. Tổn hại do sâu hút nhựa trên hoa còn non khiến hoa khô và thui chột trong vòng 3-4 ngày. Đặc biệt, các hoa cỡ vừa và nhỏ rất dễ bị tổn hại không thể phục hồi. Đối với hoa phát triển đầy đủ, hoa thường có các cánh nhăn nhúm và biến dạng, đồng thời xuất hiện tình trạng bao phấn thâm đen. Tổn hại do sâu hút nhựa đối với quả gây nên các điểm đen bên ngoài, hạt teo lại và ố đen bên trong. Sản lượng và chất lượng cây trồng có thể bị ảnh hưởng nghiệm trọng trong tình trạng nhiễm bọ nặng.
Các loài ăn thịt bọ xít mù trong thiên nhiên có thể được sử dụng để khống chế số lượng quần thể bọ xít trên cánh đồng bị nhiễm bọ. Các loài bọ xít thuộc họ Nabidae, bọ mắt to, bọ sát thủ, các loài kiến và một số loài nhện được biết đến như những loài ăn thịt bọ xít mù. Hơn nữa, xử lý bằng dầu Sầu đâu pha loãng và các loại thuốc trừ sâu sinh học được tạo từ loài nấm mốc có tên khoa học là Beauveria bassiana có thể được sử dụng để hạn chế số lượng quần thể bọ xít mù. Bắt đầu sử dụng các biện pháp xử lý sinh học ngay sau khi phát hiện ra loài sâu hại này.
Hãy luôn xem xét đến khả năng kết hợp giữa các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp xử lý sinh học. Các loại thuốc trừ sâu có chứa dimethoate, indoxacarb hay fipronil có hiệu quả chống lại các loài bọ xít mù và có thể được sử dụng để khống chế trong trường hợp nhiễm bọ xít nặng.
Thiệt hại nói trên được gây ra bởi một số loài bọ xít mù, tùy thuộc vào loài cây trồng khác nhau. Đối với bông vải, thủ phạm gây thiệt hại là loài bọ xít mù có tên khoa học là Campylomma livida, còn được gọi là bọ gây lõm quả (tại miền Trung và Bắc Ấn Độ), và nhiều thành viên khác thuộc họ Creontiades spp., đặc biệt là loài C. biseratense (ở miền Nam Ấn Độ). Bọ xít trưởng thành có dạng hình bầu dục, thân dẹp, màu vàng chanh rồi chuyển thành màu nâu. Có một hình tam giác đặc trưng nổi lên ở vùng trung tâm mặt lưng. Bọ xít đẻ từng trứng riêng vào vào cuống lá và trứng nở ra sau 4-5 ngày. Nhộng non có thể dễ bị nhầm lẫn với rệp do kích cỡ và hình dạng của chúng. Tuy nhiên, bọ xít mù di chuyển nhanh hơn rệp. Nhiệt độ phù hợp cho loài bọ xít C. livida phát triển là vào khoảng 30-32°C. Khi nhiệt độ vượt ra khỏi phạm vi nói trên, vòng đời của chúng diễn ra chậm lại. Đặc biệt là khi nhiệt độ vượt quá 35°C và thời tiết có mưa nhiều, số lượng quần thể bọ xít giảm đi đáng kể.