Pempherulus affinis
Sâu bọ
Triệu chứng dễ phân biệt nhất của hiện tượng nhiễm mọt đục thân cây bông vải là tình trạng gốc cây ngay bên trên mặt đất sưng phồng như nút thắt. Tình trạng ấy xuất hiện do mô mạch của thân cây bị tổn thương khi ấu trùng mọt ăn chất dinh dưỡng trong thân cây. Trong tình trạng tổn thương như thế, các cây non sẽ chết trong khi các cây trưởng thành sẽ xuất hiện các dấu hiệu héo úa rồi khô dần, vẫn có nhiều khả năng sống sót nhưng sức sống của cây sẽ giảm và cây phát triển còi cọc. Thân cây bị nhiễm mọt có thể dễ dàng đổ rạp khi trĩu nặng quả hay gặp gió lớn. Cây nhiễm mọt thường có lượng quả sụt giảm và chất lượng xơ vải kém.
Sử dụng bánh dầu Neem (sầu đâu) trộn với phân chuồng (FYM) bón cho đất trong giai đoạn bón lót có thể giảm thiểu khả năng nhiễm mọt đục thân và mọt đục chồi (10 tấn FYM + 250 kg of bánh dầu sầu đâu/ha). Ngoài ra, có thể phun ướt cây non bằng dung dịch dầu sầu đâu để phòng ngừa mọt trưởng thành đẻ trứng trên lá. Các loại bẫy dẫn dụ sinh học diệt côn trùng có thể được sử dụng để giám sát và kiểm soát mọt (được kết hợp với một loại thuốc diệt côn trùng sinh học).
Hãy luôn xem xét đến giải pháp dung hợp giữa các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp xử lý sinh học, trong phạm vi có thể áp dụng được. Xử lý hạt giống để phòng ngừa (10ml chlorpyrifos 20 EC/kg hạt giống) có thể được áp dụng để giới hạn sự lan truyền của mọt. Phun gốc thân bằng thuốc chlorpyrifos 20 EC cũng có hiệu quả tiêu diệt các loại mọt đục thân và đục chồi (pha loãng ở mức 2,5 ml/lít). Phun ướt cho cây cứ 15 ngày một lần, bắt đầu từ thời điểm 15-20 ngày sau khi cây nảy mầm. Các loại bẫy dẫn dụ sinh học diệt côn trùng có thể được sử dụng để giám sát và kiểm soát mọt (được kết hợp với một loại thuốc diệt côn trùng).
Những triệu chứng và thiệt hại xuất phát từ loài mọt đục thân cây bông vải có tên khoa học là Pempherulus affinis. Mọt trưởng thành có thân nhỏ màu nâu đậm, cánh và đầu có màu trắng. Mọt cái đẻ trứng trong các chồi lá đang phát triển của cây non. Trứng nở thành ấu trùng màu trắng. Ấu trùng mọt đào chui vào thân cây và bắt đầu ăn chất dinh dưỡng ở các mô mạch ở giữa lớp vỏ và lõi thân cây, dẫn đến hiện tượng gốc cây ngay bên trên mặt đất bị phình to. Loài mọt đục chồi bông vải (có tên khoa học là Alcidodes affaber) cũng có cung cách sinh đẻ và phát triển tương tự như thế. Vì vậy, chúng ta có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa và xử lý như nhau đối với cả hai loài mọt này. Thực tế, mọt đục chồi bông vải có màu nâu xám đậm với các đường chỉ nhạt trên cánh trước của chúng. Mọt đục thân bông vải thỉnh thoảng gây hại nghiêm trọng tại một số vùng phía Nam Ấn Độ, đặc biệt tại bang Tamil Nadu.