Lạc/Đậu phộng

Sâu đục lá hại Lạc

Aproaerema modicella

Sâu bọ

5 mins to read

Tóm lại

  • Lá non bị đục khoét ở mặt trên và có những vết nhỏ màu nâu xuất hiện trên lá.
  • Nhìn từ xa, cánh đồng lạc bị nhiễm sâu nghiêm trọng trông như bị cháy rụi.
  • Lá non bị cuốn lại.

Cũng có thể được tìm thấy ở


Lạc/Đậu phộng

Triệu chứng

Lá non bị đục khoét và những vết nhỏ màu nâu xuất hiện trên lá do thịt lá bị sâu ăn. Ấu trùng sâu kiếm ăn lá non và chăng tơ trên đó. Nhìn từ xa, cánh đồng lạc bị nhiễm sâu nghiêm trọng trông như bị cháy rụi. Lá bị nhiễm sâu khô đi và toàn bộ cây bị héo rũ.

Recommendations

Kiểm soát hữu cơ

Bảo tồn số lượng quần thể các loài thiên địch có khả năng khống chế loài sâu hại này như nhện, châu chấu sừng dài, bọ ngựa, kiến, bọ rùa, dế, và một số loài khác. Sử dụng lớp phủ bằng rơm để giảm khả năng nhiễm sâu đục lá. Trồng xen canh lạc với kê ngọc trai để tăng số lượng quần thể của các loài thuộc Goniozus spp. có khả năng ký sinh trên sâu đục lá.

Kiểm soát hóa học

Ở mọi trường hợp, nên xem xét khả năng dung hợp các biện pháp phòng ngừa cùng với các biện pháp kiểm soát sinh học, nếu có thể thực hiện được. Lưu ý chỉ nên phun hóa chất khi phát hiện ít nhất 5 ấu trùng sâu trên mỗi cây con trong giai đoạn 30 ngày kể từ khi nhú lên (DAE), hooặc ít nhất 10 ấu trùng sâu trên mỗi cây ở giai đoạn ra hoa (50 DAE), và 15 ấu trùng sâu trên mỗi cây vào giai đoạn tạo quả (70 DAE). Phun thuốc dimethoate (Chloropyrifos 2,5ml/lít hay Acephate @ 1,5g/lít) với liều lượng 200-250ml/héc-ta, hoặc phun thuốc Profenofos 20EC 2ml/lít ở giai đoạn từ 30 - 45 ngày tính từ khi gieo hạt, nếu như số lượng quần thể của loài sâu hại này vượt ngưỡng thiệt hại kinh tế.

Nguyên nhân gây bệnh

Thiệt hại nêu trên xuất phát từ ấu trùng của sâu đục lá. Sâu đục lá đẻ từng trứng lẻ có màu trắng bóng ở mặt dưới lá non. Trứng nở thành ấu trùng có màu xanh lá nhạt hay nâu, đầu và phần ngực trước sậm màu hơn. Sâu trưởng thành hóa bướm có chiều dài khoảng 6mm, có cánh màu xám nâu. Cánh trước của bướm có nhiều đốm trắng. Ấu trùng sâu đục lá và ăn phần trong lá non. Sau 5 - 6 ngày, chúng chui ra khỏi chỗ ẩn thân trong lá và chuyển sang những chiếc lá bên cạnh để kiếm ăn và kết kén trên lá trong giai đoạn hóa nhộng. Những phần lá bị sâu đục khoét sẽ khô héo dần. Sâu đục lá hoạt động trên cây trong màu mưa và sau mùa mưa, có thể gây tổn thất thu hoạch từ 25% đến 75%.


Biện pháp Phòng ngừa

  • Sử dụng các giống kháng bệnh như ICGV 87160 và NCAC 17090 có thể cho năng suất tốt hơn ở những khu vực có tỷ lệ nhiễm sâu cao.
  • Trồng cây sớm để tránh nhiễm sâu cuối mùa vụ.
  • Trồng xen canh lạc những cây trồng làm bẫy như kê ngọc trai hay đậu đũa.
  • Trồng luân canh lạc với những loài cây trồng như bắp, bông vải, và lúa miến để có thu hoạch cao hơn và giảm thiểu rủi ro nhiễm sâu đục lá.
  • Sử dụng các loại bẫy đèn để thu hút bướm suốt đêm, đồng thời giám sát số lượng quần thể của sâu hại.
  • Lọai bỏ những cây ký chủ thay thế như đậu nành và các loài cỏ dại như linh lăng, các cây thuộc chi dền, cỏ ba lá and chàm lông để khống chế quá trình phát triển của loài sâu hại này.

Tải xuống Plantix