Caryedon serratus
Sâu bọ
Triệu chứng chủ yếu cho thấy sự tồn tại của mọt lạc trên đồng là sự xuất hiện của ấu trùng mọt từ các lỗ và các kén bên ngoài quả. Thông thường, các thiệt hại ở hạt chỉ hiện ra rõ ràng khi các quả bị nhiễm mọt đã được tách vỏ.
Xử lý quả lạc bằng bột hạt sầu đâu hoặc bột tiêu đen. Cũng có thể xử lý quả lạc bằng các loại dầu sầu đâu, đậu dầu hay khuynh diệp. Bảo quản quả trong các bao nhựa kín khí hoặc trong các thùng chứa hạt bằng nhựa PVC/kim loại mạ kẽm.
Ở mọi trường hợp, nên xem xét khả năng dung hợp các biện pháp phòng ngừa cùng với các biện pháp kiểm soát sinh học có thể thực hiện được. Xông hơi hạt giống bằng thuốc Methyl bromide với liều lượng 32g/m³ trong suốt 4 giờ. Sau đó xử lý hạt giống bằng thuốc Chlorpyriphos với liều lượng 3g/kg. Phun Malathion 50EC với liều lượng 5ml/L lên các vách kho chứa cũng như các bao chứa hạt từ 2 đến 3 lần. Ngoài ra, có thể phun Deltamethrin với liều lượng 0.5ml/L lên các bao chứa hạt.
Thiệt hại nêu trên xuất phát từ ấu trùng của loài mọt có màu nâu khi trưởng thành (có tên khoa học là C. Serratus). Mọt trưởng thành đẻ trứng (nhỏ và trong suốt) bên ngoài quả. Trứng nở thành ấu trùng và đục thẳng qua thành vỏ quả. Chúng ăn lá mầm của nhân hạt cho đến khi đạt đến mức trưởng thành. Sau đó, mọt trưởng thành đục các lỗ lớn trong quả. Mọt trưởng thành có thân hình bầu dục, màu nâu và thường dài khoảng 7mm. Trong điều kiện tối ưu, mọt trải qua khoảng 40 - 42 ngày để hoàn tất vòng đời. Loài mọt hại này phát triển mạnh mẽ ở nhiệt độ 30 - 33°C.