Đậu tương

Bọ đục thân Đậu tương

Obereopsis brevis

Sâu bọ

5 mins to read

Tóm lại

  • Hai vết cắt thành vòng trên thân hoặc nhánh.
  • Lá rũ và héo khô.
  • Cây non héo rũ và chết.
  • Bọ có đầu và ngực màu vàng đỏ, cánh màu nâu.
  • Ấu trùng có thân màu trắng và đầu màu đen.

Cũng có thể được tìm thấy ở

1 Cây trồng

Đậu tương

Triệu chứng

Có thể phát hiện các triệu chứng nhiễm bọ ở giai đoạn cây con với biểu hiện đặc trưng là hai vết cắt dạng vòng trên thân hoặc nhánh cây. Các cây con và cây non bị héo rũ hoặc chết. Lá cây trưởng thành bị héo úa, chuyển sang màu nâu hoặc khô rụi. Các vòng tròn xuất hiện trên các nhánh cây bị nhiễm bọ. Những bộ phận bên trên vòng cắt khô héo dần. Cuối cùng, cây bị đứt rời ở đoạn cách mặt đất khoảng 15-25 cm.

Recommendations

Kiểm soát hữu cơ

Cho đến thời điểm này, chưa có ghi nhận nào về bất cứ biện pháp xử lý sinh học nào có hiệu quả đối phó loài bọ hại này. Các biện pháp sinh học phục vụ cho mục đích khống chế loài bọ đục thân đậu tương này giới hạn trong phạm vi phòng ngừa và áp dụng chế độ canh tác hợp lý.

Kiểm soát hóa học

Trong mọi trường hợp, hãy xem xét đến khả năng vận dụng các biện pháp phòng ngừa và xử lý sinh học trong phạm vi có thể thực hiện được. Nếu thiệt hại vượt quá ngưỡng tổn thất kinh tế có thể chấp nhận được, có thể sử dụng thuốc NSKE 5% hay azadirachtin 10000 ppm ở nồng độ 1 ml/1 lít nước để ngăn ngừa bọ đẻ trứng. Có thể rải thuốc Cartap hydrochloride granular với liều lượng 4 kg/mẫu Anh (0,4 hec-ta) vào thời điểm gieo hạt. Phun thuốc Lambda-cyhalothrin 5 EC nồng độ 10 ml/1 lít nước hoặc Dimethoate 25 EC nồng độ 2 ml/1 lít nước vào thời điểm 30 - 35 ngày sau khi gieo hạt và, nếu tình trạng nhiễm bọ vẫn tiếp diễn, phun lặp lại sau 15 - 20 ngày. Ngoài ra, nên sử dụng Chlorantraniliprole 18.5% SC với liều lượng 150 ml/ha, Profenophos và Trizophos ở giai đoạn cây sinh trưởng hay đang ra hoa.

Nguyên nhân gây bệnh

Các triệu chứng nêu trên xuất phát từ ấu trùng thân mềm trắng và đầu đen của loài bọ cánh cứng có tên khoa học là Oberopsis brevis. Bọ trưởng thành có hình thái đặc trưng là đầu và ngực màu vàng đỏ, gốc màng cánh trước màu nâu. Bọ cái đẻ trứng trong vỏ thân cây. Sau khi nở ra, ấu trùng đục sâu vào thân cây và ăn các mô bên trong, hình thành một đường hầm trong thân cây. Những bộ phận bên trên vòng cắt không thể nhận đủ chất dinh dưỡng nên khô héo dần, gây ra tổn thất thu hoạch nghiêm trọng. Nhiệt độ từ 24 - 31°C và độ ẩm tương đối cao là điều kiện thời tiết lý tưởng để loài bọ hại này phát triển.


Biện pháp Phòng ngừa

  • Chọn trồng các giống có sức chống chịu cao, ví dụ như giống NRC-12 hoặc NRC-7.
  • Gieo hạt cách đều nhau và gieo đúng thời thời điểm (tức là vào thời điểm bắt đầu gió mùa).
  • Không nên bón thừa phân đạm.
  • Thu gom và tiêu hủy các bộ phận của cây bị nhiễm bọ ít nhất là 10 ngày một lần.
  • Sau khi thu hoạch, hãy tiêu hủy tất cả tàn dư cây trồng.
  • Nên áp dụng chế độ luân canh nhưng không nên trồng xen canh với ngô hay cao lương.
  • Cày sâu vào mùa hè để chuẩn bị đất cho mùa vụ kế tiếp.
  • Có thể trồng cây shaincha để bẫy bọ quanh ruộng đậu.

Tải xuống Plantix