Đậu tương

Ruồi đục thân Đậu tương

Melanagromyza sojae

Sâu bọ

Tóm lại

  • Xuất hiện các mô thân thối rữa, mềm và có màu nâu đỏ.
  • Các lỗ chích do ruồi cắn phá và đẻ trứng.
  • Cây phát triển còi cọc.
  • Xuất hiện các cá thể ruồi nhỏ có màu đen.

Cũng có thể được tìm thấy ở

1 Cây trồng

Đậu tương

Triệu chứng

Dấu hiệu thiệt hại đặc trưng là các mô thân bị thối rữa. Các mô này mềm dần và có màu nâu đỏ. Các triệu chứng bên ngoài chỉ biểu hiện qua các lỗ cắn phá và đẻ trứng của ruồi ở gốc phiến lá. Những cây có chiều cao 5-8 cm thường nhiễm ruồi. Đường kính thân cây và chiều cao của cây có thể bị giảm (tình trạng hóa lùn). Đối với những cây bị nhiễm ruồi trong giai đoạn sinh sản, số lượng quả bị giảm thiểu, dẫn đến tổn thất thu hoạch.

Các khuyến nghị

Kiểm soát hữu cơ

Loài ruồi M. sojae là thức ăn của nhiều loài ăn thịt và có nhiều loài thiên địch khác nhau, thường là đủ để khống chế khả năng lan tràn của loài ruồi hại này. Các loài ong ký sinh thuộc phân họ Cynipoidea sp., Sphegigaster sp., các loài ong Eurytoma melanagromyzae, Syntomopus carinatus, và Aneuropria kairali, có khả năng khống chế loài ruồi hại này từ khoảng 3% (đối với các loài thuộc phân họ Sphegigaster sp.) đến 20% (đối với loài E. melanagromyzae). Các loài ong thuộc phân họ Cynipoidea sp. và loài E. melanagromyza có thể được sử dụng trong các biện pháp quản lý sâu hại tích hợp.

Kiểm soát hóa học

Trong mọi trường hợp, hãy xem xét đến khả năng vận dụng các biện pháp phòng ngừa và xử lý sinh học trong phạm vi có thể thực hiện được. Điều quan trọng là cần thực hiện các biện pháp như xử lý đất ở thời điểm gieo trồng hoặc, vào thời điểm ngay sau khi cây nẩy mầm, phun một trong các loại thuốc sau đây: Lambda-Cyhalothrin 4.9% CS, Thiamethoxam 12.6% ZC và Lambda-Cyhalothrin 9.5% ZC, hoặc Indoxacarb 15.8% EC.

Nguyên nhân gây bệnh

Các triệu chứng nêu trên chủ yếu được gây ra bởi ấu trùng của loài ruồi đục thân đậu tương có tên khoa học là Melanagromyza sojae. Ruồi trưởng thành có hình thái đặc trưng là kích cỡ nhỏ và có màu đen. Ruồi cái đẻ trứng trong đất gần các mô cây. Sau khi ấu trùng (giòi) nở, nó đục lỗ vào bên trong thân cây rồi đào hầm hướng lên ngọn hoặc hướng xuống rễ để kiếm ăn. Hoạt động đào hầm kiếm ăn như thế khiến phần ngọn cây héo rũ. Về sau, ấu trùng trưởng thành sống trong thân, lấp kín lỗ hở bằng phân và kết nhộng gần lỗ. Các đường hầm kiếm ăn của giòi có thể nhìn thấy được nếu cắt dọc thân cây bị nhiễm ruồi. Kết quả quan sát cho thấy thế hệ thứ hai và thứ ba của ruồi sẽ tạo ra thiệt hại nghiêm trọng hơn. Loài ruồi hại này gây chết cây ký chủ và gây ra tổn thất kinh tế khi thu hoạch. Cây nhiễm ruồi càng muộn, tổn thất thu hoạch càng thấp. Có báo cáo cho biết rằng loài giòi đục thân đậu Ophiomyia phaseoli gây thiệt hại nghiêm trọng trước khi loài ruồi M. sojae tấn công. Điều đó cho thấy rằng không thể quy kết loài ruồi M. sojae gây ra toàn bộ thiệt hại năng suất cây trồng. Loài ruồi đục thân đậu tương được phát hiện thấy ở nhiều vùng thời tiết và sinh thái khác nhau và đã tấn công nhiều loài đậu khác nhau.


Biện pháp Phòng ngừa

  • Chọn trồng các giống kháng bệnh, ví dụ như giống CO-1 ở vùng Tamil Nadu, giống NRC 7, NRC 37 ở vùng Madhya Pradesh, Rajasthan và Maharashtra.
  • Giám sát ruộng đậu thường xuyên để phát hiện loài ruồi đen nhỏ có tên khoa học là Melanagromyza sojae.
  • Kiểm tra thân cây để phát hiện các đường hầm cắn phá.
  • Nên áp dụng chế độ luân canh.
  • Sau khi thu hoạch, chuẩn bị đất thỏa đáng cho mùa vụ kế tiếp và tránh gieo trồng trễ so với mùa vụ.

Tải xuống Plantix