Bông vải

Sâu xanh đốm đục quả

Earias vittella

Sâu bọ

5 mins to read

Tóm lại

  • Chồi ngọn héo úa trước khi ra hoa.
  • Rụng nụ hoa và quả.
  • Quả xuất hiện các lỗ và thối rữa bên trong.
  • Quả bông vải nhiễm sâu dần dần có thể bị rỗng ruột.

Cũng có thể được tìm thấy ở


Bông vải

Triệu chứng

Ấu trùng sâu chủ yếu tấn công quả, nhưng cũng có thể ăn các nụ hoa, chồi và hoa khi cây chưa có quả. Nếu cây bị nhiễm sâu trong giai đoạn sinh trưởng, sâu bướm ăn xuyên qua mầm các chồi ngọn và di chuyển dần xuống. Điều đó khiến các chồi ngọn chết đi và rụng mất trước khi ra hoa. Nếu thân cây chính bị sâu tấn công, toàn bộ cây có thể bị gãy khục. Nếu sâu tấn công cây sau giai đoạn sinh trưởng, ấu trùng sâu ăn nụ hoa và quả, vào sâu bên trong thông qua các lỗ được đào chung quanh gốc. Các nụ hoa bị tổn thương đôi khi nở sớm và hiện tượng được gọi là “xòe hoa” có thể xảy ra. Mô cây bị tổn thương và phân của sâu có thể tạo điều kiện cho nấm và vi khuẩn xâm nhập khiến các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn. Cây bị sâu tấn công khi càng non thì thiệt hại do sâu gây ra càng lớn. Trong số các cây ký chủ trung gian của loài sâu này, dâm bụt và đậu bắp là phổ biến hơn cả.

Recommendations

Kiểm soát hữu cơ

Săn lùng trứng và ấu trùng non là biện pháp có vai trò thiết yếu trong quá trình phòng chống loài sâu này. Một số loài côn trùng sống ký sinh như các loài ong thuộc họ Braconidae, Scelionidae và Trichogrammatidae có thể được sử dụng như biện pháp kiểm soát sinh học. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể sử dụng các loài côn trùng ăn thịt thuộc các bộ Cánh cứng (Coleoptera), Cánh màng (Hymenoptera), Cánh nửa (Hemiptera) và Cánh gân (Neuroptera). Hãy bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển của các loài ấy (thậm chí đưa chúng vào cánh đồng), tránh sử dụng các loại thuốc trừ sâu có phổ rộng. Có thể phun các thuốc trừ sâu sinh học có chứa vi khuẩn Bacillus thuringiensis để phòng chống tình trạng sâu phát triển quần thể đến đỉnh điểm. Sử dụng các loại chiết xuất nhân hạt Sầu đâu (NSKE) nồng độ 5% hay or dầu Sầu đâu (1500ppm) với tỷ lệ 5ml/l để phun cho cây.

Kiểm soát hóa học

Hãy luôn xem xét đến giải pháp dung hợp giữa các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp xử lý sinh học, trong phạm vi có thể áp dụng được. Nên áp dụng các biện pháp xử lý khi phát hiện thấy hơn 10 trứng, hay 05 con sâu nhỏ, trên mỗi 100 cây vào đầu giai đoạn nở hoa. Do ấu trùng sâu càng lớn càng có sức đề kháng cao hơn với các loại thuốc diệt côn trùng, việc săn lùng trứng và ấu trùng non của sâu là biện pháp rất cần thiết. Nên áp dụng các biện pháp xử lý trong giai đoạn bướm đẻ trứng bằng cách sử dụng các loại thuốc trừ sâu chứa chlorantraniliprole, emamectin benzoate, flubendiamide, methomyl hay esfenvalerate. Biện pháp xử lý bằng hóa chất có thể không khả thi đối với các loại cây trồng có giá trị thấp.

Nguyên nhân gây bệnh

Các triệu chứng tổn hại nêu trên xuất phát từ ấu trùng của loài sâu xanh đốm đục quả có tên khoa học là Earias vittella, một loại sâu bướm thường gặp tại các vùng miền Nam Ấn Độ. Bướm của loài sâu này có màu xanh nhạt ngả sang màu xanh lá, dài khoảng 2 cm, và có thể được tìm thấy trên các loài hoa hay tập trung tại các nguồn sáng. Cánh trước của chúng màu nhạt với những đường sọc màu xanh lá mạ. Cánh sau trắng mượt loang xám nâu nhạt. Trứng của chúng có màu xanh lơ, được đẻ trên chồi non, lá và nụ hoa. Ấu trùng non có màu nâu nhạt điểm xám và xanh lá, đường giữa mặt lưng có màu nhạt hơn. Ấu trùng lớn dài đến 1,8 cm. Bao phủ hầu hết bề mặt cơ thể ấu trùng là các gai rất nhỏ, có thể nhìn thấy qua kính lúp cầm tay. Khi trưởng thành, ấu trùng phát triển thành nhộng được bao bọc trong kén óng ánh như tơ, bám dính vào lá cây hoặc các cành lá đã rụng xuống mặt đất. Dưới các điều kiện môi trường ở miền nhiệt đới, một thế hệ sâu xanh đốm đục quả hoàn thành vòng đời của chúng trong vòng 20-25 ngày. Các mức nhiệt độ thấp có thể khiến quá trình phát triển của chúng chậm lại với vòng đời kéo dài lên đến hai tháng.


Biện pháp Phòng ngừa

  • Trồng các giống chịu bệnh, nếu có ở khu vực của bạn.
  • Đảm bảo gieo trồng sớm để tránh đỉnh điểm số lượng quần thể côn trùng.
  • Chừa khoảng cách hợp lý giữa các cây trồng trên đồn điền.
  • Tạo các khu vực không gieo trồng ở rìa cánh đồng để phá vỡ vòng đời của sâu, hoặc trồng các loại cây dẫn dụ côn trùng như dâm bụt hay đậu bắp.
  • Tránh tình trạng độc canh và nên trồng xen canh với các loại cây trồng có ích khác.
  • Thăm đồng bông vải thường xuyên để phát hiện trứng và ấu trùng sâu xanh đốm đục quả.
  • Duy trì chế độ bón phân đầy đủ.
  • Thúc đẩy thực hành canh tác để cho thu hoạch sớm.
  • Dọn sạch các phần còn lại của cây trồng sau mỗi vụ gieo trồng.
  • Cày sâu để phơi ấu trùng sâu cho các loài thiên địch và các yếu tố ánh sáng và nhiệt độ tiêu diệt chúng.

Tải xuống Plantix