Lúa nước

Sâu đục thân Lúa

Chilo suppressalis

Sâu bọ

5 mins to read

Tóm lại

  • Mạ chết đột ngột, thường là ngay trên ruộng mạ.
  • Thiệt hại cắn phá xuất hiện trên bẹ lá, lá và thân lúa.
  • "Nõn héo" trên lúa non.
  • Hạt trên các gié không ngậm đầy, dẫn đến triệu chứng được gọi là "bạc bông".
  • Bướm gây hại có thân và cánh trước màu vàng, cánh sau màu trắng.

Cũng có thể được tìm thấy ở

1 Cây trồng

Lúa nước

Triệu chứng

Ở mạ (thường là ngay trên ruộng mạ), thiệt hại đặc trưng do sâu đục thân gây ra là lá non héo úa và các điểm mắt phát triển chết đột ngột, tạo nên một triệu chứng được gọi là "nõn héo". Ở lúa trưởng thành, ấu trùng non đục các lỗ nhỏ trên lá, đặc biệt là ở các bẹ lá. Ấu trùng to hơn đục gốc các lóng, xâm nhập vào trong thân lúa và ăn các mô mạch mềm, đôi khi ăn rỗng thân hoàn toàn. Lúa nhiễm sâu phát triển còi cọc, lá úa vàng, khô cong và rụng đi. Hạt trên các gié không ngậm đầy, dẫn đến hiện tượng thường được gọi là "bạc bông". Một ấu trùng sâu có thể phá hoại nhiều khóm lúa và tình trạng nhiễm sâu nặng có thể gây tổn thất sản lượng lúa đến mức 100%.

Recommendations

Kiểm soát hữu cơ

Ở một số nước, sử dụng các loài ong ký sinh Paratheresia claripalpis và Eriborus sinicus là một biện pháp hiệu quả để hạn chế quá trình phát triển số lượng quần thể sâu và các thiệt hại do sâu gây ra. Các loài côn trùng ăn thịt loài sâu đục thân này bao gồm một số loài nhện.

Kiểm soát hóa học

Hãy luôn xem xét đến khả năng kết hợp giữa các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp xử lý sinh học, trong phạm vi có thể áp dụng được. Nếu cần phải sử dụng thuốc trừ sâu, nên phun các loại thuốc có chất chlorantraniliprole. Sử dụng các loại thuốc trừ sâu dạng hạt khi gieo trồng và trong giai đoạn lúa tăng trưởng có hiệu quả giảm thiểu mức độ nhiễm sâu. Cần phải phát hiện sớm các triệu chứng lúa nhiễm loài sâu hại này, trừ phi thiệt hại đã đến mức không đáng để tốn chi phí bảo vệ sản lượng lúa trồng.

Nguyên nhân gây bệnh

Các thiệt hại nêu trên xuất phát từ loài sâu đục thân lúa châu Á có tên khoa học là Chilo suppressalis. Loài sâu này được phát hiện chủ yếu ở vùng Nam Á và thường có hai thế hệ sâu hàng năm. Sâu chủ yếu ăn các mô bên trong thân lúa, sâu bướm trưởng thành hút nhựa cây từ bên ngoài. Ngoài lúa, loài sâu này cũng tấn công lúa miến và một số loài cỏ dại. Ấu trùng sống qua mùa đông trong các gốc rạ và rơm, có thể sống sót trong tình trạng có sương giá nhẹ. Con cái đẻ đến 300 trứng thành nhiều đám ở mặt sau lá, thường là dọc theo gân lá chính, và phủ lên trứng một loại dịch tiết màu nâu. Sau khi nở, ấu trùng bắt đầu ăn biểu bì lá, sau đó đào hang tiến vào bẹ lá, khiến lá hóa vàng rồi chết đi. Khi tiến đến thân lúa, chúng ăn rỗng thân, mỗi lần một lóng, bằng cách đục xuyên qua các mắt tiếp theo. Dường như hàm lượng si-lic cao ở lúa có tác dụng giảm thiểu hoạt động đục phá và ăn các mô của ấu trùng sâu.


Biện pháp Phòng ngừa

  • Sử dụng các giống có sức chống chịu hay đề kháng cao hiện có tại địa phương Trồng các giống lúa có hàm lượng si-lic cao để chống chịu hoạt động đục khoét và cắn phá của ấu trùng sâu.
  • Không nên trồng các loài cây ký chủ trung gian (lúa miến) trong khu vực trồng lúa.
  • Gieo trồng sớm trong mùa vụ để tránh nhiễm sâu, hoặc sử dụng các giống trưởng thành sớm.
  • Giám sát cánh đồng để phát hiện sớm các triệu chứng nhiễm sâu.
  • Ngâm ruộng từng đợt để nhấm chìm sâu.
  • Cày sau khi thu hoạch để lật các gốc rạ và rơm còn lại, ngăn mầm sâu bệnh phát triển trong mùa vụ kế tiếp.
  • Gieo trồng đồng bộ với các cánh đồng chung quanh trong khu vực để phá vỡ vòng đời của sâu.
  • Sử dụng các loại thuốc trừ sâu một cách hợp lý để tránh gây hại các loài thiên địch của sâu.

Tải xuống Plantix