Sogatella furcifera
Sâu bọ
Loại rầy này thường xuất hiện vào giai đoạn lúa trổ hay bắt đầu có gié. Nhộng và rầy trưởng thành đều xuất hiện tại phần trên của lúa, thường là tại chỗ tiếp nối giữa thân và lá. Chúng ăn nhựa li-be và làm tổn thương các mô, dẫn đến tình trạng lúa mất nước và chất dinh dưỡng, lá héo úa và cây phát triển còi cọc. Số lượng rầy tập trung ở mật độ cao có thể dẫn đến triệu chứng "cháy rầy", tức là lá lúa không ngừng chuyển sang màu vàng cam từ chóp lá đến gân giữa, sau đó khô rồi chết. Cây phát triển còi cọc, đẻ nhánh ít đi và có thể bị đổ rạp. Rầy cũng có thể tấn công các gié, dẫn đến tình trạng bông hóa nâu, hạt bạc màu hay nứt đen và sản lượng hạt sụt giảm.
Có thể sử dụng các tác nhân kiểm soát sinh học có trong tự nhiên để khống chế số lượng quần thể của loài rầy S. furcifera này. Các loài ăn thịt rầy bao gồm loài bọ xít Cyrtorhinus lividipennis và một số ruồi tiên thuộc chI Anagrus (A. flaveolus, A. perforator, A optabilis và A. frequens) thường tấn công trứng rầy. Cũng có một số loài nhện ăn thịt tấn công loài rầy này, ví dụ như loài Lycosa pseudoannulata. Cuối cùng, mầm bệnh nấm Erynia delphacis cũng có thể được sử dụng để giảm thiểu số lượng quần thể của loài rầy này.
Hãy luôn xem xét đến khả năng kết hợp giữa các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp xử lý sinh học, trong phạm vi có thể áp dụng được. Các loài thuốc trừ sâu đã từng được sử dụng nhiều để khống chế loài rầy này và điều này đã dẫn đến tình trạng rầy tăng sức đề kháng với thuốc. Methomyl, oxamyl, một số sản phẩm pyrethroids, buprofezin và pymetrozin có thể được sử dụng xen kẽ để đạt hiệu quả khống chế rầy.
Thiệt hại nêu trên do loài rầy lưng trắng có tên khoa học là Sogatella furcifera gây ra. Rầy trưởng thành dài khoảng 3 mm, màu nâu nhạt ngả đen, có các cánh trước trong mờ với một vết màu nâu sẫm đặc trưng ở đầu cánh. Loài rầy này tấn công các giống lúa có năng suất cao. Khả năng sinh sản cao và thói quen di cư của loài rầy này khiến chúng trở thành loài sâu hại chủ yếu đối với các khu vực trồng lúa tại Đông Á và Úc. Rầy cũng liên tục truyền các loài vi-rút, ví dụ như vi-rút gây bệnh lúa lùn sọc đen và vi-rút gây bệnh lúa lùn sọc đen phương nam. Thời gian gieo trồng, việc bón phân đạm quá mức và khả năng cung cấp nước tưới cho cánh đồng các yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến số lượng quần thể rầy. Các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm hay lượng mưa cũng là các yếu tố thúc đẩy then chốt đối với vòng đời phát triển của rầy.