Cà tím

Sâu đục quả cà tím

Leucinodes orbonalis

Sâu bọ

Tóm lại

  • Dấu vết cắn phá xuất hiện trên hoa và quả.
  • Thân và chóp chồi non héo rũ.
  • Các lỗ ra vào đường hang đục vào bên trong quả bị phân sâu lắp kín.
  • Quả rỗng ruột và chứa đầy phân sâu.
  • Ấu trùng (sâu) có thân màu hồng, đầu màu nâu.

Cũng có thể được tìm thấy ở

2 Cây trồng

Cà tím

Triệu chứng

Triệu chứng đầu tiên cho thấy sự xuất hiện của loài sâu hại này trong vườn là các chóp chồi non héo rũ do hoạt động kiếm ăn của ấu trùng non. Về sau, hoa, chồi hoa và thân cũng bị tấn công. Ấu trùng non đục xuyên qua phần cuối của gân chính lá to và các chồi mềm để thâm nhập vào thân cây, gây ra hiện tượng "chết tim". Ấu trùng trưởng thành đục vào trong quả và để lại các lỗ ra vào nhỏ bị phân sâu đã khô lấp đầy. Quả rỗng ruột, biến màu và chứa đầy phân sâu. Cây có thể bị héo rũ và yếu dần trong tình trạng nhiễm sâu nghiêm trọng, gây ra tổn thất năng suất đáng kể. Quả được tạo ra từ những cây bị bệnh có thể không thích hợp để tiêu thụ. Thiệt hại do bệnh gây ra trở nên nghiêm trọng hơn cả khi số lượng quần thể của sâu tăng cao khi tích dồn nhiều thế hệ sâu khác nhau.

khuyến nghị

Kiểm soát hữu cơ

Nhiều loài ký sinh kiếm ăn trên cơ thể ấu trùng (sâu) của loài bướm L. orbonalis này, ví dụ như các loài Pristomerus testaceus, Cremastus flavoorbitalis, và Shirakia schoenobic. Cũng có thể bảo vệ và sử dụng các loài Pseudoperichaeta, Braconids, và Phanerotoma trong vườn. Chiết xuất nhân hạt sầu đâu (NSKE) ở hàm lượng 5% hoặc thuốc trừ sâu thiên nhiên spinosad cũng có thể được sử dụng trên những quả bị nhiễm sâu. Nên sử dụng các loại lưới có chất bám dính như keo để mắc bên trên giàn khoảng 10 cm để ngăn chận bướm xâm nhập và đẻ trứng lên cây. Nếu không có lưới bám dính, dùng lưới 40cm suốt chiều cao 2m rồi thả lưới xuống một góc 80 - 85 độ so với mặt lưới dọc.

Kiểm soát hóa học

Ở mọi trường hợp, nên xem xét khả năng dung hợp các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp kiểm soát sinh học có thể áp dụng được. Cần áp dụng các biện pháp xử lý khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn nhiễm sâu và mùa vụ. Phun sevimol (0.1%), hay malathion (0.1%) với khoảng cách định kỳ để khống chế quá trình nhiễm sâu. Không nên sử dụng các chất pyrethroids tổng hợp cũng như không nên sử dụng các loại thuốc trừ sâu vào thời điểm quả chín và thu hoạch.

Nguyên nhân gây bệnh

Thiệt hại cắn phá phát sinh từ ấu trùng của loài bướm đêm có tên khoa học là Leucinodes orbonalis. Vào mùa xuân, bướm cái đẻ từng trứng lẻ hoặc từng đám trứng màu trắng kem ở mặt dưới lá, trên thân, chồi hoa hoặc gốc quả. Sau 3 đến 5 ngày, trứng nở thành ấu trùng (sâu) đục thẳng vào trong quả. Ấu trùng trưởng thành có thân màu hồng chắc khỏe và đầu màu nâu. Kết thúc giai đoạn cắn phá để kiếm ăn, ấu trùng kết thành nhộng trong kén dai và chắc, màu xám, được kết trên thân, chồi khô hoặc lá rụng. Giai đoạn nhộng kéo dài từ 6 đến 8 ngày, sau đó nhộng hóa bướm. Bướm trưởng thành sống khoảng từ 2 đến 5 ngày, hoàn tất vòng đời kéo dài từ 21 đến 43 ngày, tùy theo các điều kiện môi trường. Trong một năm, chúng có thể tạo ra đến năm thế hệ tiếp nối và tạo ra thiệt hại cắn phá chồng chất đối với cây trồng. Vào mùa đông, ấu trùng ngủ đông trong lòng đất. Loài sâu hại này kiếm ăn trên nhiều loài cây thuộc họ Cà - Khoai tây, trong đó có cả cà chua và khoai tây.


Biện pháp Phòng ngừa

  • Chọn trồng các giống kháng bệnh hay có sức chống chịu cao hiện có trong khu vực.
  • Trồng xen canh các loài cây trồng là ký chủ mẫn cảm với loài sâu hại này với các loài cây trồng khác như cây thì là, omum, cây rau mùi và cây thì là đen, nếu có thể trồng hai mùa.
  • Giám sát vườn trồng thường xuyên để phát hiện các triệu chứng của mầm bệnh.
  • Lá, chồi hoặc quả bị nhiễm bệnh phải được hái khỏi cây và tiêu hủy ở nơi cách xa vườn trồng.
  • Dọn sạch lá, chồi và quả rụng xuống trên đất vườn.
  • Đối với những cây bị nhiễm sâu nặng, cần phải nhổ bỏ và tiêu hủy.
  • Sử dụng rào chắn bằng lưới nylon để ngăn bướm xâm nhập hoặc di cư sang các vườn khác.
  • Sử dụng các loại bẫy hóc-môn sinh dục để thu hút và bắt bướm đại trà.

Tải xuống Plantix