Amrasca biguttula
Sâu bọ
Lá nhiễm rầy ngả vàng, sau đó chuyển sang màu nâu nhạt, bắt đầu từ các mép lá và chuyển dần vào gân chính. Dần dần, lá xuất hiện các dấu hiệu uốn quăn trước khi khô đi hoàn toàn và rụng. Nhiễm rầy nặng dẫn đến dạng tổn thương “cháy rầy” và chết lá, cuối cùng khiến cho các cây non phát triển còi cọc. Năng suất tạo quả của cây bị nhiễm rầy ở các giai đoạn tăng trưởng về sau bị ảnh hưởng nghiêm trọng và, trong nhiều trường hợp, dẫn đến tình trạng thu hoạch thấp và chất lượng xơ vải kém. Trước khi các mô chết đi, lá có thể xuất hiện tình trạng mọc lông ở mật độ cao tại mặt dưới lá và các mô cứng dần. Các khuynh hướng ấy thể hiện một mức độ đề kháng của cây đối với côn trùng, khiến côn trùng di chuyển và thu xếp chỗ đẻ trứng khó hơn. Tuy nhiên, điều đó có ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất cây trồng.
Nhìn chung, các loài thiên địch ăn thịt rầy xanh hại bông là các loài côn trùng thuộc bộ cánh gân (như loài Chrysoperla carnea), các loài thuộc chi bọ xít Orius hay Geocoris, một số loài thuộc họ bọ rùa Coccinellids và các loài nhện. Hãy tạo điều kiện cho các loài ấy phát triển, tránh sử dụng các loại thuốc trừ sâu phổ rộng. Sử dụng Spinosad (0.35ml/l) khi các triệu chứng đầu bắt đầu xuất hiện.
Hãy luôn xem xét đến khả năng kết hợp giữa các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp xử lý sinh học, trong phạm vi có thể áp dụng được. Các công thức thuốc trừ sâu có gốc malathion, cypermethrin (1 ml/l), sulfoxaflor, chlorpyrifos (2.5 ml/l), dimethoate, lambdacyhalothrin (1ml/l) hay chlorantraniliprole + lambda-cyhalothrin (0.5ml/l) có thể sử dụng được. Tuy nhiên, các loại thuốc trừ sâu này cũng có thể ảnh hưởng đến các loại thiên địch ăn thịt rầy xanh, vì thế chỉ nên sử dụng trong những trường hợp nhiễm rầy nặng và sử dụng đúng thời điểm. Xử lý hạt bằng các loại thuốc trừ sâu cũng có thể giúp khống chế số lượng quần thể rầy xanh trên cánh đồng trong 45-50 ngày.
Nhộng và rầy trưởng thành của loài rầy xanh hai chấm có tên khoa học là Amrasca devastans đều hút nhựa cây, đưa vào cây nước bọt có chất độc của chúng, làm tổn hại mô cây và ảnh hưởng bất lợi đến quá trình quang hợp. Số lượng rầy càng nhiều, lượng nhựa bị hút càng nhiều, tổn hại đối với các mô cây và quá trình quang hợp của cây càng lớn. Thế hệ thứ nhất và thứ hai của nhộng kiếm ăn gần gốc gân lá, nhộng trưởng thành lan khắp lá nhưng kiếm ăn chủ yếu ở mặt dưới lá. Các yếu tố môi trường như nhiệt độ từ ôn hòa đến cao (21 - 31°C), độ ẩm từ trung bình đến cao (55 - 85%) vào sáng sớm hay chiều muộn, kết hợp những giờ có nắng chiếu trực tiếp có ảnh hưởng tích cực đến quá trình phát triển số lượng quần thể của loài rầy này. Ngược lại, nhiệt độ thấp và gió mạnh lại có tác động tiêu cực đến quá trình phát triển của chúng.