Pectinophora gossypiella
Sâu bọ
Sâu hồng đục quả khiến các nụ hoa không nở được, quả rụng, thiệt hại xơ vải và mất hạt. Đầu mùa hè, thế hệ đầu tiên của ấu trùng sâu ăn các chồi hoa, chồi vẫn tiếp tục phát triển và tạo hoa. Cánh hoa của các hoa bị nhiễm có thể bị cột chặt vào nhau bởi các sợi tơ của ấu trùng. Thế hệ thứ hai đục xuyên qua thành quả và xơ vải để ăn hạt. Xơ quả bị cắt đứt và ố màu, dẫn đến tình trạng chất lượng thu hoạch kém. Thiệt hại cũng xuất hiện trên quả như nổi mụn sần mặt trong các thành lá noãn. Ngoài ra, ấu trùng không ăn rỗng quả và để lại phân bên ngoài như các loài sâu đục quả khác. Các vi sinh vật cơ hội, ví dụ như các loài nấm mốc gây thối quả, thường nhiễm vào quả thông qua các lỗ ra vào do ấu trùng sâu để lại.
Các loại hoóc-môn sinh dục được chiết xuất từ loài sâu hồng đục quả Pectinophora gossypiella có thể được phun khắp các cánh đồng bị nhiễm sâu. Điều đó gây trở ngại đáng kể đối với hoạt động tìm bạn tình của bướm sâu. Phun kịp thời các loại thuốc sinh học chứa spinosad hay vi khuẩn Bacillus thuringiensis có thể mang lại hiệu quả. Các loại bẫy hoóc-môn sinh dục có thể được lắp đặt (8 cái mỗi mẫu tây, hay 0,4 hec-ta) khoảng 45 ngày sau khi gieo hạt hoặc tại thời điểm ra hoa và tiếp tục duy trì cho đến khi kết thúc mùa vụ. Thay đổi mồi nhử của các bẫy cứ mỗi 21 ngày một lần.
Hãy luôn xem xét đến khả năng kết hợp giữa các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp xử lý sinh học, trong phạm vi có thể áp dụng được. Các loại thuốc trừ sâu phun trên lá có các chất chlorpyrifos, esfenvalerate hay indoxacarb có thể được sử dụng để giết bướm của loài sâu hồng đục quả này. Các hoạt chất trừ sâu khác là gamma- và lambda-cyhalothrin và bifenthrin. Không có biện pháp xử lý nào được đề xuất đối với ấu trùng sâu vì chúng thường sống trong các mô cây. Các loại bẫy hoóc-môn sinh dục có thể được lắp đặt (8 cái mỗi mẫu tây, hay 0,4 hec-ta) khoảng 45 ngày sau khi gieo hạt hoặc tại thời điểm ra hoa và tiếp tục duy trì cho đến khi kết thúc mùa vụ.
Thiệt hại ở chồi hoa và quả bông vải nêu trên xuất phát từ ấu trùng của loài sâu hồng đục quả có tên khoa học là Pectinophora gossypiella. Sâu bướm trưởng thành có màu sắc và kích cỡ khác nhau nhưng thường là có vằn sọc xám ngả sang nâu xám. Chúng có thân thon dài, các cánh có hình bầu dục màu nâu với các mép có viền rõ rệt. Con cái đẻ từng trứng riêng trong lá bắc của chồi hoa hay dưới đài hoa của quả còn xanh. Trứng thường nở ra trong vòng 4 – 5 ngày, và ấu trùng chui vào các chồi hoa hay quả ngay sau đó. Ấu trùng non có đầu màu nâu sẫm và thân màu trắng và các dải màu hồng rộng vắt ngang lưng. Khi trưởng thành, chúng dần chuyển sang màu hồng. Chúng ăn bên trong quả khi quả mở ra. Ấu trùng sẽ ăn như thế khoảng 10 – 14 ngày trước khi bước vào giai đoạn thành nhộng trong đất chứ không phải trong quả. Quá trình phát triển của sâu hồng đục quả diễn ra thuận lợi ở các mức nhiệt độ từ ôn hòa đến cao. Tuy nhiên, khi nhiệt độ vượt quá 37.5°C, hiện tượng sâu chết bắt đầu xảy ra.