Chuối

Sâu đục quả ở Chuối

Nacoleia octasema

Sâu bọ

Tóm lại

  • Vết cắn phá bề mặt.
  • Các vết sẹo đen.
  • Dịch rỉ ra trông giống như thạch.
  • Bướm trưởng thành có màu nâu nhạt ngả nâu vàng, có các đốm vết đen trên cánh.

Cũng có thể được tìm thấy ở

1 Cây trồng

Chuối

Triệu chứng

Thiệt hại từ sâu đục quả ở chuối chủ yếu do ấu trùng sâu gây ra ở quả mà thôi. Ấu trùng tập trung tấn công vào chùm quả vẫn còn được bảo vệ bởi bẹ hoa chuối. Lúc đầu, ấu trùng bắt đầu ăn các cụm hoa và bề mặt của quả đang phát triển, ảnh hưởng đến mặt ngoài của quả và để lại những vết sẹo nhanh chóng chuyển sang màu đen. Theo thời gian, khi bẹ hoa bắt đầu giương lên và rụng xuống, ấu trùng di chuyển xuống buồng để tấn công các quả non hơn vẫn còn được che chắn. Nếu không có lựa chọn khác, ấu trùng lưu lại gốc của buồng, ăn hoa đực hoặc các quả đang trưởng thành. Một chất dịch rỉ ra trông giống như thạch, rất dễ nhận thấy, chỉ xuất hiện ở những khu vực có sự cắn phá của sâu đục quả ở chuối. Các vảy phấn xuất hiện trên bề mặt quả khiến quả mất giá trị thương phẩm.

Các khuyến nghị

Kiểm soát hữu cơ

Chưa xác định được loại ký sinh trùng hay động vật ăn thịt nào có thể được sử dụng để đối phó với loài sâu hại này. Một số loài ong ký sinh, nhện và các loài ăn mồi nói chung khác chỉ có khả năng khống chế loài sâu hại này trong tự nhiên ở mức độ thấp. Loài kiến Tetramorium bicarinatum thường được tìm thấy trên cây và buồng quả chuối có thể góp phần khống chế sâu đục quả ở chuối. Các loại thuốc trừ sâu sinh học có chứa chế phẩm của spinosad, các chủng nấm Beauvaria bassiana hoặc Metarhizium anisopliae hoặc vi khuẩn Bacillus thuringiensis cũng có thể hiệu quả nhất định.

Kiểm soát hóa học

Nếu có thể, hãy luôn xem xét giải pháp dung hợp giữa các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp xử lý sinh học. Các chế phẩm có gốc hoạt chất chlorpyrifos, bifenthrin và bentiocarb thường được khuyên dùng để tiêm vào buồng quả. Các biện pháp xừ lý phải được thực hiện khi buồng quả vẫn còn vươn thẳng đứng ở cổ của cây. Tiêm 20 đến 40 ml thuốc trừ sâu pha loãng với liều lượng phù hợp ở khoảng cách là một phần ba trở xuống tính từ đọt buồng quả. Tiêm thuốc bên trên hoặc bên dưới phần này sẽ làm hỏng quả hoặc không đạt được hiệu quả.

Nguyên nhân gây bệnh

Thiệt hại nêu trên xuất phát từ loài sâu đục quả có tên khoa học là Nacoleia octasema. Bướm trưởng thành của loài sâu này có màu nâu nhạt ngả nâu vàng với các vệt đốm đen trên cánh. Bướm tồn tại trong thời gian ngắn (4-5 ngày), có thói quen hoạt động lúc chạng vạng và giao phối vào lúc chiều tối. Ban ngày, chúng trốn trong rác và dưới nách lá già. Bướm cái đẻ trứng trên những buồng hoa chuối mới nhú hoặc những chiếc lá bao quanh và bẹ hoa. Sau khi nở, ấu trùng tìm đường đến buồng quả và bắt đầu ăn. Vòng đời của loài sâu này từ khi nở ra từ trứng cho đến khi đẻ trứng hoàn thành trong vòng 28 ngày. Loài sâu đục quả ở chuối thích điều kiện ẩm ướt và ấm áp, và chúng gây ra thiệt hại lớn nhất trong mùa mưa. Những tháng mùa đông lạnh và khô hơn thường không xuất hiện loài sâu hại này, trừ phi có mưa trái mùa xảy ra trong giai đoạn này. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng bướm trưởng thành không giao phối và đẻ trứng trong điều kiện độ ẩm thấp và khô. Đây là một trong những loài sâu gây thiệt hại kinh tế lớn nhất cho các vụ chuối và có thể gây ra thiệt hại cho buồng quả tới 100% nếu không được kiểm soát.


Biện pháp Phòng ngừa

  • Chọn trồng các giống có sức chống chịu bệnh, nếu có.
  • Kiểm tra các buồng chuối mới nẩy ra để phát hiện dấu hiệu thiệt hại và/hoặc ấu trùng.
  • Đặc biệt chú ý kiểm tra sự hiện diện của một chất rỉ giống như thạch ở gốc cuống của buồng chuối.

Tải xuống Plantix