Lúa nước

Sâu keo hại Lúa

Spodoptera mauritia

Sâu bọ

5 mins to read

Tóm lại

  • Các lỗ toét rộng xuất hiện trên phiến lá, lá phơi gân và thân chết khô.
  • Trong những trường hợp nghiêm trọng, quá trình tàn phá cánh đồng diễn ra suốt đêm.
  • Sâu bướm di chuyển thành đàn từ cánh đồng này sang cánh đồng khác.
  • Ấu trùng dạng ống, trơn láng, có các sọc ở lưng và hai hàng đốm đen có dạng hình chữ C.

Cũng có thể được tìm thấy ở

1 Cây trồng

Lúa nước

Triệu chứng

Sâu bướm ăn lúa và gây ra các tổn thương dưới dạng các lỗ toét rộng trên phiến lá, khiến lá phơi gân và thân chết khô. Trong các trường hợp nhiễm nặng, các đàn sâu có thể tỏa khắp các khu vực cấy lúa ở số lượng lớn và tàn phá lúa suốt đêm với sức phá hoại như trâu bò gặm lúa vậy! Sâu keo hại lúa gây thiệt hại cho các vụ lúa thông qua hoạt động cắn phá, cắt rời các chóp lá, mép lá, thậm chí toàn bộ khóm lúa đến tận gốc. Thiệt hại cắn phá xảy ra nghiêm trọng hơn đối với ruộng mạ, các cánh đồng gieo sạ trực tiếp và các cánh đồng lúa ở giai đoạn mới đẻ nhánh. Sau khi tàn phá một cánh đồng, từng đàn ấu trùng sâu di chuyển sang cánh đồng khác như một đoàn quân chính quy. Trong thập kỷ vừa qua, loài sâu này đã trở thành một loài sâu hại nghiêm trọng đối với các ruộng mạ và có thể gây ra các tổn thất năng suất lúa từ 10 đến 20%.

Recommendations

Kiểm soát hữu cơ

Ở các khu vực nhỏ, có thể thả vịt vào đồng để ăn ấu trùng. Có thể sử dụng các loài nhện quăng tơ (Bolas spiders) có khả năng tiết ra một loại hoóc-môn sinh dục tương tự như bướm cái để thu hút các bướm đực đến bắt cặp và săn diệt chúng. Sử dụng loài giun tròn Steinernema carpocapsae và phun các dung dịch chứa vi-rút đa nhân Nucleopolyhedrovirus cũng có hiệu quả đối với loài sâu keo hại lúa này.

Kiểm soát hóa học

Hãy luôn xem xét đến khả năng kết hợp giữa các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp xử lý sinh học, trong phạm vi có thể áp dụng được. Có thể rắc các loại thuốc trừ sâu ở các rìa của cánh đồng vào các giai đoạn đầu của quá trình nhiễm sâu để tránh sâu bướm di chuyển từ cánh đồng này sang cánh đồng khác. Sử dụng các loại thuốc trừ sâu có tính tiếp xúc và có gốc từ chất chlropyriphos cũng có thể khống chế loài sâu bướm này một cách hiệu quả.

Nguyên nhân gây bệnh

Các thiệt hại nêu trên xuất phát từ loài sâu đàn hại lúa có tên khoa học là Spodoptera mauritia. Loài sâu ăn tạp này có thể gây ra những tổn thất nghiêm trọng cho các cánh đồng lúa. Sâu bướm có màu xám tro, sải cánh dài khoảng 40 mm. Bướm cái có thói quen hoạt động về đêm và bắt cặp chỉ trong vòng 24 giờ sau khi xuất hiện trên đồng. Một ngày sau khi bắt cặp, chúng bắt đầu đẻ trứng thành từng đợt khoảng 200-300 trứng trên các loài cỏ, cỏ dại và lá lúa. Ấu trùng nở ra, ăn mô lá và trải qua sáu giai đoạn ấu trùng để đạt đến chiều dài chung cuộc là khoảng 3.8 cm. Ấu trùng phát triển trọn vẹn có dạng hình trụ, nhẵn mượt, thân khá to, màu xanh nhợt với các sọc ở mặt lưng. Hai hàng đốm đen xếp thành dạng chữ C hiện rõ trên lưng chúng. Chúng ăn vào ban đêm và trốn trong đất vào ban ngày. Chúng thành nhộng trong kén được đào trong đất.


Biện pháp Phòng ngừa

  • Tường xuyên giám sát cánh đồng để phát hiện các triệu chứng nhiễm sâu.
  • Dùng lưới tay hay vợt lưới bắt sâu bướm để giảm số lượng quần thể của chúng.
  • Cày sâu cánh đồng trong mùa hè để giết nhộng.
  • Loại bỏ mạ thừa và cỏ dại trên và quanh cánh đồng.
  • Lần lượt ngâm và phơi đồng thường xuyên để phá vỡ vòng đời phát triển của sâu.
  • Không sử dụng phân đạm quá liều.
  • Luân canh lúa với các cây không phải là ký chủ trung gian của sâu để loại trừ mầm bệnh.
  • Có thể dùng các loại bẫy bướm để bắt sâu bướm trưởng thành.
  • Trong các trường hợp nhiễm sâu nặng, cách ly cánh đồng bằng cách đào mương rãnh và tiêu hủy lúa trên đồng bằng cách cày đồng, tạo điều kiện cho các loài chim ăn thịt bắt và ăn thịt sâu bướm trưởng thành và nhộng.

Tải xuống Plantix