Lúa nước

Sâu cắn gié lúa

Mythimna separata

Sâu bọ

Tóm lại

  • Sâu non gây hại trên các chóp lá, mép lá và đôi khi là toàn bộ lá.
  • Sâu cắn đứt các gié lúa rời khỏi gốc gié.
  • Trên cây lúa xuất hiện các ấu trùng non màu xanh với các sọc ở sống lưng.

Cũng có thể được tìm thấy ở

1 Cây trồng

Lúa nước

Triệu chứng

Các triệu chứng bao gồm thiệt hại do sâu non cắn phá ở các chóp lá hay dọc theo mép lá, đôi khi chỉ còn để lại gân lá chính (trơ xương lá). Trong các tình huống nhiễm sâu nặng, ấu trùng lớn có thể tiêu hủy toàn bộ lá, thậm chí là cắn toàn bộ thân mạ ra khỏi gốc. Ngoài ra, điểm đặc trưng của sâu cắn gié M. separata là cắn đứt gié lúa ra khỏi gốc gié, khiến gié lúa cong gập hay đổ gục. Thiệt hại thường chỉ xảy ra cục bộ ở một phần của cánh đồng. Trong các đợt bùng nổ sâu hại, nhiều cánh đồng có thể bị ảnh hưởng đồng thời khi ấu trùng sâu di chuyển thành đàn giữa các cánh đồng.

Các khuyến nghị

Kiểm soát hữu cơ

Một số giống ong như Cotesia ruficrus và Eupteromalus parnarae đã được áp dụng thử nghiệm và đạt được kết quả thành công trên đồng ruộng. Các loài ong ấy để trứng vào ấu trùng của sâu cắn gié M. separata, dần dần giết hại chúng. Một phương pháp canh tác quan trọng khác để chống loài sâu này là nâng cao mực nước trên đồng khi sâu bước vào giai đoạn nhộng để dìm chết chúng. Ngâm ngập đồng cũng giới hạn được khả năng phát tán ấu trùng của loài sâu M. separata từ cây lúa này sang cây lúa khác. Nuôi vịt trên đồng lúa cũng góp phần khống chế số lượng quần thể của sâu.

Kiểm soát hóa học

Hãy luôn xem xét đến khả năng kết hợp giữa các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp xử lý sinh học, trong phạm vi có thể áp dụng được. Để ngăn ngừa ấu trùng sâu cắn gié di chuyển sang các cánh đồng khác, nên phun thuốc cypermethrin dọc theo mép rãnh của các cánh đồng đã nhiễm sâu. Nếu nhiễm sâu nặng, phun thuốc hóa học là điều cần thiết. Nên phun cypermethrin liều lượng 1 ml / 1 lít nước; thời điểm phun tốt nhất là vào lúc cuối ngày.

Nguyên nhân gây bệnh

Thiệt hại xuất phát từ ấu trùng của loài sâu cắn gié có tên khoa học là Mythimna separata. Bướm trưởng thành có các cánh trước màu vàng hơi xám với vài nét xám đen hay vàng đỏ điểm vô số các đốm đen nhỏ. Con cái đẻ các trứng có dạng tròn, màu trắng thuần hay trắng ngả xanh lục, trên lá lúa, đôi khi trứng được bao phủ bằng một lớp mỏng màu hơi đen. Sau đó, ấu trùng non màu xanh có các sọc ở mặt lưng xuất hiện trên đồng lúa và bắt đầu cắn phá. Các thời kỳ khô hạn kéo theo mưa lớn là điều kiện giúp bướm trưởng thành sống lâu hơn, kéo dài thời gian đẻ trứng của bướm và thời gian nở của trứng. Các loại phân đạm giúp cây tăng trưởng cũng khiến ấu trùng cắn phá nhiều hơn và tồn tại lâu hơn. Các cây ký chủ trung gian của sâu cắn gié bao gồm lúa mạch, ngô, yến mạch, lúa miến, mía đường, tre, bông vải, khoai lang, thuốc lá, các loài cải bắp và một số cây trồng khác.


Biện pháp Phòng ngừa

  • Trồng các giống lúa đẻ nhiều nhánh, nếu có.
  • Thường xuyên giám sát cánh đồng để phát hiện các dấu hiệu của loài sâu bướm M.
  • separata.
  • Vệ sinh đồng ruộng làm sạch cỏ quanh bờ, làm đất kỹ để diệt nhộng của sâu.
  • Dùng tay bắt và tiêu hủy các khối trứng hay ấu trùng khi phát hiện ra chúng.
  • Khống chế các loài cỏ dại vì đó cũng là các loài cây ký chủ trung gian của sâu cắn gié này (các loài cỏ).
  • Bón phân hợp lý vì phân bón cũng tạo điều kiện cho sâu phát triển.
  • Lập các rào chắn (ví dụ như mương rãnh) để ngăn ngừa ấu trùng di chuyển sang các cánh đồng khác.
  • Đào các hố hay rãnh và phủ lá hay tro lên trên để sâu bướm vướng bẫy.
  • Đặt các nhánh cây quanh cánh đồng để lưu giữ sâu bướm.
  • Ngâm nước luống gieo để nhấn chìm ấu trùng và buộc chúng phải bò lên trên thân lúa trước khi sử dụng các loại thuốc trừ sâu.
  • Trồng luân canh lúa với các loài cây không mẫn cảm với loài sâu cắn gié này, tránh luân canh với lúa mì hay ngô.

Tải xuống Plantix