Deois flavopicta
Sâu bọ
Nhộng và bọ trưởng thành đều gây hại và làm suy yếu cây bằng cách hút nhựa cây và tiêm vào một chất độc có khả năng ngăn chận quá trình lưu chuyển của nhựa cây. Ở ngô, chỉ có bọ trưởng thành gây thiệt hại như thế khi tấn công lá ngô ngay sau khi lá mới nhú ra, lá non bị tấn công thường chết đi. Cây có độ tuổi dưới mười ngày thường có nguy cơ chết vì bọ nhảy hút nhựa. Cây bị nhiễm từ ba đến bốn con bọ nhảy mỗi cây trong giai đoạn này có thể bị úa vàng, héo và chết đi. Cây phát triển dài ngày hơn (từ 17 ngày tuổi trở đi) có thể chịu đựng được các mức độ nhiễm bọ nhảy vừa phải. Nhìn chung, cây hồi phục tốt khi số lượng quần thể của loài bọ (ve sầu) nhảy được khống chế hiệu quả.
Thời gian trứng bọ nở có thể được giảm thiểu đáng kể bằng cách giảm nhiệt độ suốt đêm và để trứng bọ chịu nhiệt độ lạnh kéo dài. Quá trình nở trứng sớm như thế có thể góp phần giảm thiểu số lượng quần thể của loại côn trùng này.
Hãy luôn xem xét đến khả năng kết hợp giữa các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp xử lý sinh học, trong phạm vi có thể áp dụng được. Hạt giống có thể được xử lý bằng các loại thuốc trừ sâu có hệ thống để ngăn ngừa khả năng nhiễm loài bọ nhảy Deois flavopicta này.
Loài bọ (ve sầu) nhảy, còn được gọi là bọ nước bọt (có tên khoa học là Deois flavopicta) là loài côn trùng gây thiệt hại cho nhiều loài cây trồng khác nhau, trong số đó có lúa và ngô. Con cái đẻ trứng trong đất gần các cây ký chủ. Sau khi nở, nhộng bắt đầu ăn theo bầy, tấn công rễ và thân gần mặt đất. Chúng tạo nên “đám nước bọt” là loại dung dịch nổi bọt trắng được hình thành từ các bóng khí bên trong dịch tiết của bọ nhảy. Đám nước bọt như thế là bằng chứng của việc xuất hiện nhộng của loài bọ nhảy trên cây tại khu vực ấy. Sự hiện diện của các đám cỏ (các loài Bracharia hay Axonopus) dễ bị nhiễm loài bọ này bên trong hay quanh các cánh đồng lúa có thể góp phần gia tăng số lượng quần thể của bọ. Chúng bị các loài cây ấy thu hút và sử dụng các loài cây ấy như vật ký chủ thay thế trong vòng đời phát triển của mình.