Gargaphia solani
Sâu bọ
Rệp trưởng thành và nhộng của chúng đều ăn lá cây cà tím. Thời điểm quan trọng là đầu xuân khi cà tím vẫn còn trong giai đoạn cây con. Rệp trưởng thành sau khi ngủ đông bắt đầu kiếm ăn và đẻ trứng màu xanh lục ở mặt dưới lá, tạo ra các khu xâm thực dành cho giai đoạn nhộng trong tương lai. Trứng nở thành nhộng và bắt đầu ăn mặt dưới lá thành từng đàn, che giấu thân thể dưới các đốm phân màu nâu. Quá trình ăn lá của chúng tạo ra các mảng tròn biến màu rất dễ nhận ra từ mặt trên của phiến lá. Khi rệp di chuyển và ăn ra mép ngoài của lá, thiệt hại gia tăng khiến lá chuyển sang màu vàng, teo và cuộn lại. Trong trường hợp nhiễm rệp nghiêm trọng, toàn bộ cây có thể chết hoặc yếu đến mức không thể hình thành và phát triển quả.
Các loài thiên địch của rệp hại cà tím là bọ rùa, nhện, bọ cướp biển... và chúng cần được bảo vệ thông qua các thông lệ thực hành canh tác mang tính phòng ngừa sâu bệnh. Các loại xà phòng trừ sâu, những sản phẩm thuộc các nhóm hợp chất hữu cơ pyrethrin và dầu sầu đâu có thể được sử dụng để phun ở mặt dưới lá.
Ở mọi trường hợp, nên ưu tiên xem xét khả năng dung hợp các biện pháp phòng ngừa và đối phó có thể áp dụng được. Các loại thuốc trừ sâu phổ rộng có gốc malathion hoặc pyrethroids có thể được sử dụng dưới dạng phun trên lá.
Rệp trưởng thành có thân màu trắng và nâu nhạt, cánh màu xanh trong suốt có vân như ren. Chúng dài khoảng 4 mm, sinh tồn trong các tàn dư cây trồng, chờ đợi các điều kiện thời tiết thuận lợi để kiếm ăn và đẻ trứng. Trứng rệp có màu xanh nhạt, bám dính vào mặt dưới lá thành từng cụm. Nhộng không có cánh, thân màu vàng và có một đốm sẫm màu ở đầu phần bụng. Rệp trưởng thành và nhộng đều ăn lá. Nhộng ăn lá ngay trên cây là nơi chúng được nở ra từ trứng trong khi rệp trưởng thành bay sang những cây khác khiến thiệt hại cắn phá lan tràn trong vườn cà tím. Nhìn chung, loài rệp này chưa được xem là một loài sâu hại đặc trưng ở cà tím. Các tổn thất thu hoạch thường không đáng kể nhưng có thể để lại hậu quả trong một số trường hợp cụ thể. Ngoài cà tím, những loài cây ký chủ thay thế của rệp này là cà chua, khoai tậy, hướng dương, xô thơm, bông vải, cà dược và cà pháo.