Lúa nước

Rầy xanh đuôi đen hại lúa

Nephotettix spp.

Sâu bọ

Tóm lại

  • Là môi giới truyền bệnh vàng lá tungro do vi-rút ở lúa.
  • Rầy non và trưởng thành đều hút nhựa cây làm lúa sinh trưởng kém, héo vàng.
  • Rầy chích hút dinh dưỡng từ lá, gân lá, bẹ lá làm cho lá làm cho ngọn lá biến màu, cây có thể bị vàng úa.
  • Số lượng bông giảm sút.
  • Cây phát triển còi cọc.
  • Những con rầy xanh đuôi đen có hoặc không có chấm đen.

Cũng có thể được tìm thấy ở

1 Cây trồng

Lúa nước

Triệu chứng

Rầy xanh đuôi đen là loài rầy phổ biến nhất trên các cánh đồng lúa và có khả năng lan truyền bệnh vàng lá tungro do vi-rút ở lúa. Loài vi-rút này gây bạc màu chóp lá, cây bị nhiễm bệnh sinh trường còi cọc, lá biến vàng, khiến lúa đẻ ít nhánh, phát triển còi cọc, giảm sức sống và, trong những trường hợp xấu nhất, khiến cây lúa héo úa. Để phân biệt các triệu chứng của lúa nhiễm bệnh vàng lá tungro với tình trạng thiếu đạm hay ngộ độc sắt, hãy kiểm tra các dấu hiệu xuất hiện của loài rầy xanh đuôi đen: trứng rầy màu trắng hay vàng nhợt bên trong các bẹ lá hay dọc theo gân chính của lá, rầy non màu vàng hay xanh lục nhợt có hoặc không có các vệt màu đen, rầy trưởng thành màu lục nhạt có hay không có các vệt đen và có cách di chuyển theo đường chéo rất đặc trưng.

Các khuyến nghị

Kiểm soát hữu cơ

Các biện pháp kiểm soát sinh học bao gồm các loài ong nhỏ (ký sinh trứng rầy), bọ xít, các loài thuộc bộ Cánh vuốt (Strepsipterans), các loài ruồi thuộc họ Pipunculid và các loài giun tròn (ký sinh trên nhộng và rầy trưởng thành), bọ xít nước ăn thịt, bọ hung nabid, các loài ruồi thuộc họ Empid, chuồn chuồn, chuồn chuồn kim, nhện hay các mầm bệnh nấm.

Kiểm soát hóa học

Luôn cân nhắc đến khả năng kết hợp giữa các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp xử lý sinh học, trong phạm vi có thể áp dụng được. Hãy tư vấn đại lý bán thuốc trừ sâu tại địa phương để xác định giải pháp phù hợp nhất để đối phó các tình trạng nhiễm rầy trên cánh đồng. Sử dụng luân phiên các loại thuốc buprofezin hay pymetrozine có kết quả hữu hiệu. Không nên sử dụng các loại hóa chất như chlorpyriphos, lamda cyhalothrin hay các dạng pyrethroid tổng hợp vì rầy đã phát triển khả năng kháng thuốc.

Nguyên nhân gây bệnh

Rầy xanh đuôi đen là loài côn trùng thường gặp ở các môi trường trồng lúa trên đất trũng thấp, vào thời kỳ lúa làm đòng đến ngậm sữa. Chúng không phát triển mạnh ở những khu vực trồng lúa trên đất cao. Rầy non và rầy trưởng thành đều chích hút bề mặt lưng của các phiến lá bên thay vì chích hút các bẹ lá và lá giữa. Chúng cũng thường chọn các cây lúa được bón nhiều phân đạm. Thông thường, chúng không phải là loài sâu hại nghiêm trọng, ngoại trừ khả năng lan truyền bệnh vàng lá tungro (RTV) ở lúa.


Biện pháp Phòng ngừa

  • Sử dụng các giống kháng rầy và kháng bệnh tungro (ví dụ như giống lúa CR-1009).
  • Giảm số vụ trồng lúa xuống còn hai vụ mỗi năm.
  • Gieo cấy thời vụ đồng loạt với các cánh đồng xung quanh.
  • Trồng sớm trong khuôn khổ thời gian đã được xác định, đặc biệt là trong mùa khô.
  • Mật độ cấy hợp lý, bón phân cân đối, tránh bón quá nhiều đạm.
  • Thực hiện luân canh với loài cây trồng khác trong mùa khô.
  • Có thể sử dụng các loại bẫy đèn để xác định và giảm thiểu số lượng rầy trên đồng.
  • Bón phân đạm theo đề xuất.
  • Khống chế các loài cỏ dại trên đồng và bờ bao để giảm thiểu các loài cây ký chủ thay thế.

Tải xuống Plantix