Orseolia oryzae
Sâu bọ
Muỗi hành hình thành một cấu trúc hình ống tại gốc nhánh lúa, khiến các bẹ lúa kéo dài và bạc màu thường được gọi là lá hành hay chồi bạc (rộng khoảng 1 cm và dài khoảng 10 – 30 cm). Ở các nhánh bị nhiễm muỗi hành, quá trình phát triển của lá bị ức chế và không tạo được bông lúa. Lúa phát triển còi cọc. Lá biến dạng, héo úa và cuộn tròn, giống như các triệu chứng lúa bị khô hạn, thiếu kali, nhiễm mặn hay nhiễm bọ trĩ (bù lạch). Để xác định chính xác nguyên nhân của các triệu chứng ấy, cần phải kiểm tra sự hiện diện của muỗi hành trên lúa, cụ thể là các trứng hình ống kéo dài và ấu trùng muỗi giống như giòi kiếm ăn bên trong các chồi đang phát triển.
Việc sử dụng các loài ong ký sinh như platygasterid, eupelmid và pteromalid (ký sinh ấu trùng của muỗi), các loài ve ăn bọ trĩ thuộc họ Phytoseiid (ăn trứng muỗi), các loài nhện (ăn muỗi trưởng thành) đã cho thấy hiệu quả thành công đối với quá trình phòng chống muỗi hành hại lúa. Trồng các loài cây có hoa để thu hút các côn trùng có ích quanh đồng lúa cũng có hiệu quả hỗ trợ nhất định.
Hãy luôn xem xét đến khả năng kết hợp giữa các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp xử lý sinh học, trong phạm vi có thể áp dụng được. Sử dụng các loại thuốc trừ sâu đúng thời gian để khống chế tình trạng muỗi hành bùng phát bằng cách phun vào thời điểm túi lá hành xuất hiện. Các sản phẩm thuốc trừ sâu có gốc Abamectin,Indoxacarb có thể được sử dụng để đối phó muỗi hành và không chế số lượng quần thể của chúng.
Muỗi hành hại lúa được tìm thấy tại các đồng lúa ở các vùng trồng lúa nhờ mưa, đất trũng thấp và được tưới nước đầy đủ, trong giai đoạn lúa đẻ nhánh. Chúng cũng thường được tìm thấy ở các vùng trồng lúa ở vùng cao và ngập nước. Muỗi hành tiềm sinh trong giai đoạn nhộng nhưng bắt đầu hoạt động khi các chồi lúa nhú lên sau những cơn mưa. Số lượng quần thể của chúng phát triển mạnh dưới các điều kiện thuận lợi như thời tiết mưa hay mây nhiều, chế độ thâm canh lúa và gieo trồng các giống lúa đẻ nhiều nhánh.