Lúa nước

Sâu cuốn lá Lúa

Cnaphalocrocis medinalis

Sâu bọ

Tóm lại

  • Sâu non cuốn lá lúa quanh cơ thể chúng.
  • Các đường sọc dọc màu hơi trắng và trong suốt xuất hiện trên phiến lá.
  • Trên đỉnh lá có những quả trứng hình chiếc đĩa.
  • Bướm sâu cuốn lá nhỏ có những đường zig-zắc màu nâu trên cánh.

Cũng có thể được tìm thấy ở


Lúa nước

Triệu chứng

Loài sâu này còn được gọi là con cuốn lá. Bướm trưởng thành có chiều dài bằng móng tay, có các đường zig-zắc màu nâu trên cánh. Trứng của chúng thường được đẻ ở chóp lá. Sâu cuốn lá lúa quanh cơ thể chúng và buộc các mép lá vào nhau bằng các sợi tơ. Sau đó, chúng ăn lá bên trong lòng ống được cuốn lại như thế, tạo ra các vệt trắng và trong suốt chạy dọc theo phiến lá. Đôi khi, lá bị cuốn lại từ chóp cho đến gốc lá. Sự xuất hiện các quả trứng riêng lẻ có dạng đĩa bầu dục hay phân sâu cũng là dấu hiệu cho thấy cây đã bị nhiễm sâu.

khuyến nghị

Kiểm soát hữu cơ

Thả trứng của loài ong mắt đỏ ký sinh có tên khoa học là Trichogramma chilonis từ năm đến sáu lần (100.000 con trưởng thành/héc-ta) bắt đầu từ ngày thứ 15 sau khi cấy là biện pháp hiệu quả và kinh tế. Nên bảo vệ các loài thiên địch của sâu cuốn lá lúa, ví dụ như các loài nhện, ong bắp cày ký sinh, bọ ăn thịt, ếch nhái và chuồn chuồn. Các loài nấm hay vi khuẩn mang mầm bệnh cũng như một số vi-rút cũng góp phần khống chế số lượng quần thể của loài sâu hại này. Rải lá sầu đâu trên đồng cũng góp phần ngăn chận bướm trưởng thành đẻ trứng trên đồng.

Kiểm soát hóa học

Hãy luôn xem xét đến khả năng kết hợp giữa các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp xử lý sinh học, trong phạm vi có thể áp dụng được. Nếu tình trạng nhiễm sâu nặng (>50%) trong giai đoạn lúa đẻ nhánh, phun flubendiamide ở liều lượng 0.1ml/lít nước hay chlorantraniliprole ở liều lượng 0.3ml/lít nước. Các loại thuốc trừ sâu khác có gốc chlorpyriphos, chlorantraniliprole, indoxacarb, azadirachtin, gamma- hay lamda-cyhalothrin cũng có kết quả, đặc biệt là trong các trường hợp nhiễm nặng. Các loại thuốc trừ sâu có chứa alpha-cypermethrin, abamectin 2% được dùng để giết ấu trùng của sâu. Cần chú ý để không sử dụng các loại hóa chất có khả năng kháng thuốc của loài sâu này.

Nguyên nhân gây bệnh

Sâu cuốn lá lúa xuất hiện ở mọi khu vực trồng lúa và phát triển mạnh vào mùa mưa. Độ ẩm cao, nhiều bóng râm và cỏ dại xum xuê trên đồng lúa và các khu vực chung quanh là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của loài sâu hại này. Các khu vực trồng lúa đại trà với các hệ thống tưới tiêu, trồng nhiều vụ lúa trong năm và khả năng đề kháng thuốc trừ sâu là các yếu tố quan trọng đối với quá trình bùng phát của loài sâu hại này. Sử dụng quá nhiều phân bón cũng khuyến khích quá trình sinh sản của chúng. Tại các khu vực trồng lúa ở vùng nhiệt đới, loài sâu hại này hoạt động quanh năm, trong khi chúng chỉ hoạt động từ tháng 05 cho đến tháng 10 tại các vùng có khí hậu ôn hòa. Nhiệt độ từ 25-29°C và độ ẩm 80% là điều kiện tối ưu cho sự phát triển của loài sâu này. Lúa non và lúa đang xanh dễ bị nhiễm sâu nghiêm trọng hơn cả.


Biện pháp Phòng ngừa

  • Chỉ sử dụng giống kháng bệnh để ngăn ngừa các đợt sâu bệnh bộc phát.
  • Thăm đồng thường xuyên để phát hiện các dấu hiệu của sâu bệnh.
  • Giảm thiểu mật độ gieo hạt khi trồng.
  • Đảm bảo lúa có đủ nước suốt mùa vụ.
  • Lên kế hoạch bón phân cân đối, chia lượng phân đạm ra bón nhiều lần.
  • Sử dụng các bẫy ánh sáng hay bẫy dính để thu hút để thu bắt bướm trưởng thành.
  • Loại bỏ cỏ dại khỏi cánh đồng và bờ bao, nơi trú ngụ qua đông của sâu (đặc biệt cỏ lồng vực).
  • Tránh để gốc rạ nẩy mầm mới sau khi thu hoạch cho đến mùa vụ sau.
  • Kiểm soát việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu để các loài thiên địch ăn thịt sâu (các loài nhện, ong bắp cày ký sinh, bọ ăn thịt, ếch nhái và chuồn chuồn) có thể khống chế số lượng quần thể của sâu cuốn lá.
  • Lên kế hoạch trồng luân canh lúa với loài cây khác.
  • Cày đất trên đồng sau khi thu hoạch để loại trừ các bộ phận còn lại của lúa trên đồng.
  • Lên kế hoạch bỏ hoang đất nhiều tuần hay nhiều tháng sau khi thu hoạch.

Tải xuống Plantix