Lúa nước

Rầy nâu

Nilaparvata lugens

Sâu bọ

Tóm lại

  • Rầy nâu thường gây hại trên phần sát gốc cây.
  • Khi mật đọ rầy cao sẽ làm cho lá biến vàng cam sau chuyển sang màu nâu và khô.
  • Cây héo và úa vàng.

Cũng có thể được tìm thấy ở

1 Cây trồng

Lúa nước

Triệu chứng

Nhộng và rầy trưởng thành đều trốn ở gốc lúa và hút nhựa cây từ thân và lá. Lúa phát triển còi cọc và úa vàng dần. Nhiễm rầy nặng, lá lúa bắt đầu chuyển sang màu vàng cam, sau đó chuyển sang màu nâu rồi chết (cháy rầy), cuối cùng toàn bộ cây khô héo rồi chết đi. Trên cánh đồng, các triệu chứng xuất hiện đầu tiên theo từng mảng nhỏ, sau đó lan nhanh khi rầy nâu tràn khắp ruộng lúa. Con cái đẻ trứng trên thân và gân chính của lúa, gây ra các thiệt hại bổ sung. Việc rầy tạo ra các chất dịch ngọt khiến mốc đen phát triển trên lúa. Lúa đẻ nhánh nhỏ hơn, hạt chín ít hơn và nhẹ hơn.

khuyến nghị

Kiểm soát hữu cơ

Các biện pháp xử lý sinh học có thể được sử dụng khi số lượng rầy nâu ở mức thấp. Các loài thiên địch của rầy nâu bao gồm nhện nước, bọ xít mù xanh, nhện và các loài ong, ruồi ký sinh trên trứng. Có thể khống chế rầy nâu bằng cách ngâm đồng hay ruộng mạ suốt một ngày sao cho chỉ còn các chóp lá lộ lên khỏi mặt nước. Cũng có thể dùng vợt lưới quét ngang từng đám lúa để bắt rầy nâu.

Kiểm soát hóa học

Hãy luôn xem xét đến khả năng kết hợp giữa các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp xử lý sinh học, trong phạm vi có thể áp dụng được. Chỉ nên dùng các loại thuốc trừ sâu nếu phát hiện số lượng rầy nâu tăng đến mức nghiêm trọng, hoặc nếu số lượng rầy nâu cao hơn so với số lượng các loài thiên địch của chúng. Các loại thuốc trừ sâu có thể được sử dụng để đối phó rầy nâu là buprofezin, pyrometrozin hay etofenprox, và các hợp chất hóa học thay thế khác. Không nên sử dụng các loại hóa chất như chlorpyriphos, lamda cyhalothrin hay các dạng pyrethroid tổng hợp khác để tránh tình trạng rầy nâu phát triển khả năng kháng thuốc và tái bùng phát.

Nguyên nhân gây bệnh

Rầy non và rầy trưởng thành đều trốn ở gốc lúa và hút nhựa cây từ thân và lá. Lúa phát triển còi cọc và úa vàng dần. Nhiễm rầy nặng, lá lúa bắt đầu chuyển sang màu vàng cam, sau đó chuyển sang màu nâu rồi chết (cháy rầy), cuối cùng toàn bộ cây khô héo rồi chết đi. Trên cánh đồng, các triệu chứng xuất hiện đầu tiên theo từng mảng nhỏ, sau đó lan nhanh khi rầy nâu tràn khắp ruộng lúa. Con cái đẻ trứng trên thân và gân chính của lúa, gây ra các thiệt hại bổ sung. Việc rầy tạo ra các chất dịch ngọt khiến mốc đen phát triển trên lúa. Lúa đẻ nhánh nhỏ hơn, hạt chín ít hơn và nhẹ hơn.


Biện pháp Phòng ngừa

  • Sử dụng các giống kháng rầy theo đề xuất tại địa phương, nếu có.
  • Các cánh đồng cùng một khu vực nên gieo trồng đồng thời để tránh hiện tượng rầy nâu phát triển thành dịch.
  • Vệ sinh đồng ruộng, cấy thưa 25 - 35 khóm/m2, bón phân NPK cân đối.
  • Theo dõi hàng ngày để phát hiện dấu hiệu của rầy nâu trên cánh đồng, trên thân lúa cũng như trên mặt nước.
  • Dùng vợt lưới quét dọc theo các khóm lúa để bắt rầy.
  • Loại bỏ cỏ dại trên và chung quanh đồng thường xuyên.
  • Tránh bón phân đạm quá liều.
  • Sử dụng các bẫy đèn như đèn điện hay đèn năng lượng mặt trời đặt gần cánh đồng lúa để đạn dụ rầy nâu vào bẫy.
  • Không nên sử dụng thuốc trừ sâu phổ rộng để tránh gây hại cho các loài côn trùng có ích.
  • Lần lượt tháo khô nước rồi ngâm đồng để nhấn chìm rầy nâu.

Tải xuống Plantix