Lúa nước

Sâu bướm hai chấm đục thân lúa

Scirpophaga incertulas

Sâu bọ

5 mins to read

Tóm lại

  • Các mảng trứng hình bầu dục xuất hiện gần chóp phiến lá lúa.
  • Thiệt hại do ấu trùng cắn phá gây lá nõn héo khi lúa đẻ nhánh và các gié không đầy và hóa trắng.
  • Trên thân bị tổn thương và các nhánh có những lỗ nhỏ và phân sâu.

Cũng có thể được tìm thấy ở

1 Cây trồng

Lúa nước

Triệu chứng

Thiệt hại do sâu cắn phá ở gốc lúa hay dọc theo trục thân khiến các nhánh chết ở các giai đoạn lúa sinh trưởng (triệu chứng ’nõn héo’) và gié lúa bạc trắng ('bạc bông') ở giai đoạn lúa sinh sản. Sau khi nở ra, ấu trùng sâu đục bẹ lá và ăn bề mặt bên trong thân, để lại các lỗ nhỏ và phân có thể trông thấy được trên các mô cây bị tổn thương. Ấu trùng có thể chuyển từ lóng này sang lóng khác. Trong giai đoạn lúa sinh trưởng, việc ấu trùng cắn phá có thể không gây ra các triệu chứng rõ ràng bởi vì lúa có thể đẻ thêm nhánh để khắc phục thiệt hại. Nhưng điều đó khiến cây mất sức sống và cuối cùng ảnh hưởng đến năng suất của lúa.

Recommendations

Kiểm soát hữu cơ

Các biện pháp xử lý bao gồm sử dụng các sản phẩm có chứa vi khuẩn hay nấm có khả năng gây hại cho loài sâu hại này (trước khi chúng thâm nhập vào thân lúa). Cũng có thể sử dụng chiết xuất sầu đâu cho cùng mục đích (15 ml/lít nước). Các loại bẫy ánh sáng cũng có thể được đặt để thu hút sâu bướm. Sử dụng các loại bẫy hoóc-môn sinh dục hay các loại bẫy đại trà trong 15 ngày sau khi cấy (khoảng 3 bẫy hoóc-môn sinh dục/mẫu tây [0,4 héc-ta] hay khoảng 8 bẫy đại trà/mẫu tây [0,4 héc-ta]). Thay bẫy vào các ngày thứ 25, 46 và 57 sau khi cấy. Cuối cùng, có thể lên kế hoạch thả trứng của loài ong mắt đỏ ký sinh có tên khoa học là Trichogramma japonicum (100,000 trứng/héc-ta) từ năm đến sáu đợt, bắt đầu từ ngày thứ 15 sau khi cấy. Các loài thiên địch săn mồi và ký sinh lên loài sâu hại này có rất nhiều và bao gồm nhiều loài kiến, bọ cánh cứng, sâu tai, châu chấu, ruồi, ong bắp cày, giun tròn, ve, sâu tai, chuồn chuồn, chuồn chuồn kim và nhện.

Kiểm soát hóa học

Hãy luôn xem xét đến khả năng kết hợp giữa các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp xử lý sinh học, trong phạm vi có thể áp dụng được. Biện pháp phòng ngừa bằng hóa chất là ngâm nhúng rễ mạ vào dung dịch chlorpyriphos 0,02% trong suốt 12-14 giờ trước khi cấy (bảo vệ được 30 ngày). Sử dụng các loại thuốc trừ sâu dạng hạt có gốc fipronil 0.3G (25 kg/héc-ta), chlorpyrifos hay chlorpyrifos methyl 10G (10 kg/héc-ta) hoặc chlorntraniliprole @ 10kg/héc-ta. Phun chlorpyrifos 20 EC (2000 ml/héc-ta) hay fipronil 5SC (800 ml/héc-ta) hoặc chlorantraniliprole (0.3 ml/lít) khi số lượng sâu đạt ngưỡng (25-30 sâu bướm đực/bẫy/tuần).

Nguyên nhân gây bệnh

Thiệt hại nêu trên xuất phát từ ấu trùng của sâu đục thân của bướm hai chấm có tên khoa học là Scirpophaga incertulas, một loài sâu bướm hại lúa nước. Chúng được tìm thấy trên lúa hay các gốc rạ trong các môi trường thủy sinh thường xuyên ngập nước. Ấu trùng non quấn một phần lá quanh thân rồi thả mình xuống mặt nước. Sau đó, chúng tách ra khỏi lá, đến gốc lúa mới và đục thân cây lúa ấy. Cánh đồng có hàm lượng phân đạm cao là môi trường sống ưa thích của chúng. Cánh đồng trồng muộn cũng là nơi ưa thích của sâu khi số lượng quần thể của chúng đã tăng lên ở những cánh đồng được trồng trước đó. Tính ra, loài sâu hại này có thể gây tổn thất khoảng 20% sản lượng lúa trồng sớm và 80% sản lượng lúa ở những cánh đồng trồng muộn.


Biện pháp Phòng ngừa

  • Sử dụng các giống có khả năng kháng loại sâu hại này.
  • Trồng sớm trong mùa vụ để tránh thiệt hại tồi tệ nhất.
  • Trồng đồng bộ với các cánh đồng xung quanh.
  • Trước khi cấy, cắt bớt chóp lá để giảm nơi sâu đẻ trứng.
  • Không nên cấy mạ quá mau.
  • Giám sát các cánh đồng mạ và đồng lúa thường xuyên.
  • Dùng tay bắt và tiêu hủy các khối trứng tại ruộng mạ và trong thời gian cấy.
  • Khống chế cỏ dại và cây mọc hoang trên và quanh đồng.
  • Nhổ bỏ và tiêu hủy các cây đã bị nhiễm sâu.
  • Sử dụng điều độ các loại phân đạm.
  • Chia nhỏ lượng phân để bón nhiều lần trong mùa vụ.
  • Nâng cao mực nước trên đồng định kỳ để giết trứng sâu.
  • Không nên sử dụng các loại thuốc trừ sâu phổ rộng để đối phó loài sâu hại này.
  • Khi thu hoạch, gặt lúa gần sát mặt đất để loại bỏ ấu trùng có trong gốc rạ.
  • Loại bỏ gốc rạ, các bộ phận còn lại của lúa và tiêu hủy chúng sau khi thu hoạch.
  • Cày và ngâm nước đồng ruộng sau khi thu hoạch để tiêu diệt số ấu trùng sâu còn lại.

Tải xuống Plantix