Ngô/Bắp

Bọ cánh cứng hại Dưa chuột

Diabrotica spp.

Sâu bọ

5 mins to read

Tóm lại

  • Thiệt hại cắn phá xuất hiện trên thân và rễ.
  • Thân cây bị nhiễm bọ suy yếu dần và có khuynh hướng bị đổ rạp.
  • Bọ có thân màu xanh lá cây ngả vàng với các sọc hay đốm đen ở mặt lưng xuất hiện trên cây.

Cũng có thể được tìm thấy ở

16 Cây trồng
Đậu
Mướp đắng
Đậu gà & Đậu xanh
Dưa chuột
Hiển thị thêm

Ngô/Bắp

Triệu chứng

Bọ trưởng thành chủ yếu kiếm ăn ở tán lá và hoa, cản trở quá trình thụ phấn và phát triển của hạt/vỏ hạt/quả. Ấu trùng của bọ ăn lông hút ở rễ, rễ và thân cây, làm suy giảm khả năng hấp thụ nước và chất dinh dưỡng từ đất của cây. Đầu rễ có thể bị gặm tới tận gốc cây hoặc chuyển sang màu nâu và bị đục rỗng trong quá trình bọ đào hang. Cây nhiễm bọ xuất hiện những triệu chứng biểu hiện giống như khi cây bị khô hạn hoặc thiếu chất dinh dưỡng. Ở giai đoạn phát triển sau này của cây, những thiệt hại do bọ cắn phá ở bộ rễ cây có thể làm thân cây suy yếu và có khuynh hướng bị đổ rạp, gây khó khăn cho công tác thu hoạch. Thiệt hại do ấu trùng bọ gây ra cũng tạo thuận lợi cho các mầm bệnh cơ hội tấn công cây trồng. Hơn nữa, một số loài bọ cánh cứng thuộc họ Diabrotica là sinh vật truyền bệnh vi-rút gây đốm lá úa vàng ở ngô và bệnh héo rũ do vi khuẩn. Điều này có thể dẫn đến tổn thất năng suất nghiêm trọng hơn.

Recommendations

Kiểm soát hữu cơ

Một số loài giun tròn, động vật săn mồi (ve bét, côn trùng) và ruồi và ong bắp cày ký sinh có thể được sử dụng để kiểm soát số lượng quần thể của loài bọ hại này. Ví dụ, họ ruồi hoa Celatoria diabroticae có thể được sử dụng khi số lượng quần thể của bọ cánh cứng hại dưa chuột không quá lớn. Trong tự nhiên, các loài nấm Beauveria bassiana và Metarhizium anisopliae cũng tấn công một số loài bọ của họ Diabrotica.

Kiểm soát hóa học

Nếu có thể, hãy luôn cân nhắc giải pháp dung hợp giữa các biện pháp phòng ngừa và các biện pháp xử lý sinh học. Các loạihuốc trừ sâu thường được sử dụng để gây thiệt hại lớn đến số lượng quần thể của bọ cánh cứng hại dưa chuột. Chỉ nên sử dụng các loại thuốc trừ sâu thuộc nhóm acetamiprid hoặc fendropathrin khi bọ cánh cứng xuất hiện với số lượng lớn, nhưng nên xem xét đến các vấn đề về mặt môi trường. Cũng có thể lựa chọn cách xử lý đất bằng pyrethroid.

Nguyên nhân gây bệnh

Các loài bọ cánh cứng thuộc họ Diabrotica là một nhóm các loài côn trùng gây hại tấn công một số cây trồng có tầm quan trọng trong ngành nông nghiệp, bao gồm đậu cô-ve và ngô. Bọ cánh cứng hại dưa chuột thường có màu xanh lá cây ngả vàng và được chia thành hai nhóm tùy thuộc vào bề ngoài của chúng. Nhóm thứ nhất có ba sọc đen ở phía lưng, trong khi nhóm thứ hai được đặc trưng bởi mười hai đốm đen ở lưng. Bọ trưởng thành sinh tồn qua mùa đông trong các khu vực xung quanh ruộng vườn và hoạt động tích cực vào giữa mùa xuân, khi nhiệt độ bắt đầu ấm lên. Bọ cái đẻ trứng thành cụm trong những khe nứt của đất gần cây ký chủ của chúng. Ấu trùng kiếm ăn trong và trên rễ trước tiên, sau đó ăn dần đến chồi cây trong khi bọ trưởng thành kiếm ăn trên lá, phấn hoa và hoa. Quá trình phát triển từ trứng đến bọ trưởng thành mất khoảng một tháng, tùy thuộc vào điều kiện môi trường. Khi nhiệt độ tăng, thời gian phát triển của chúng ngắn lại. Bọ cánh cứng ở dưa chuột phát triển thuận lợi những khu vực ẩm ướt có nguồn cung cấp nước tốt và thường tránh những nơi có nhiệt độ quá nóng.


Biện pháp Phòng ngừa

  • Trồng muộn so với mùa vụ có thể tránh thiệt hại tồi tệ nhất.
  • Không nên trồng dựa chuột cạnh các loài cây ký chủ thay thế của loài bọ này như dưa quả, bí ngô hoặc đậu.
  • Sử dụng lớp phủ để che phủ đất và phá vỡ vòng đời phát triển của bọ cánh cứng.
  • Sử dụng đất sét cao lanh như một lớp màng bảo vệ để xua đuổi bọ cánh cứng.
  • Sử dụng các loại bẫy để theo dõi và bắt bọ đại trà.
  • Loại bỏ tàn dư cây trồng sau khi thu hoạch và tiêu hủy chúng.
  • Lên kế hoạch luân canh cây trồng với các loài cây không mẫn cảm với loài bọ này.

Tải xuống Plantix