Parlatoria oleae
Sâu bọ
Về cơ bản, mọi bộ phận của cây tiếp xúc với không khí đều có thể bị rệp vảy ô-liu tấn công. Chúng thường được nhận ra khi đóng vảy cứng trên vỏ thân cây và cành nhánh. Tuy nhiên, sự xuất hiện của chúng có thể được nhận ra thông qua các đốm trắng bé li ti trên lá. Ở cây ô-liu, quá trình nhiễm rệp gây ra tình trạng méo dạng ở các bộ phận bị nhiễm cùng với sự phát triển của những đốm đen có tâm màu xám ở quanh địa điểm kiếm ăn của rệp. Ở các loài cây trồng lấy quả khác (ví dụ như táo và đào), có thể xuất hiện đốm màu đỏ sẫm. Rệp vảy ô liu với số lượng quần thể lớn có thể gây ra các tình trạng như héo rủ lá, chết mô và rụng lá. Quả mất màu và rụng sớm, cành nhánh yếu dần rồi chết khô từ chồi là những triệu chứng thường gặp trong những điều kiện như thế.
Trong số các loài ong bắp cày ký sinh, nhiều loài thuộc các chi Aphytis, Coccophagoides và Encarsia có thể góp phần giảm thiểu một nửa số lượng quần thể của rệp vảy ô-liu nếu được đưa vào vườn để đối phó với thế hệ rệp vảy vào mùa xuân. Hiệu quả đối với số lượng quần thể của rệp vảy vào mùa hè chưa từng đươc quan sát thấy. Loại nhện săn mồi Cheletogenes ornatus và nhiều loài thuộc chi Chilorus cũng có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn số lượng quần thể rệp vảy ô-liu bằng việc tấn công rệp trưởng thành và nhộng của chúng.
Nếu có thể hãy luôn xem xét sử dụng phương thức kết hợp các biện pháp phòng ngừa với các biện pháp xử lý sinh học. Có thể phun các loại dầu ngủ đông lên các phần gỗ của cây vào mùa đông. Vào xuân, có thể sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng côn trùng hoặc các loại thuốc trừ sâu có gốc organophosphates khi phát hiện sự tồn tại của rệp. Giám sát vườn tược là yếu tố quan trọng để xác định thời điểm phun thuốc hợp lý.
Các triệu chứng được gây ra bởi hoạt động cắn phá của rệp trưởng thành và nhộng của loài rệp sáp ô-liu có tên khoa học là Parlatoria oleae. Chúng được tìm thấy dưới dạng đóng vảy cứng trên lá và quả, cũng như trên vỏ thân cây và cành nhánh. Chúng phát triển nhanh đến mức có thể hình thành nhiều tầng rệp sống trên cùng một mô. Các vảy đã chết có thể nằm bên trên để bảo vệ chúng khỏi các loại thuốc trừ sâu. Chúng có thể phát triển từ hai đến ba thế hệ mỗi năm, tùy thuộc vào nhiệt độ và cây ký chủ có liên quan. Ngưỡng nhiệt độ thấp nhất để chúng có thể phát triển được là 10°C, nhưng chúng cũng nhạy cảm với các điều kiện khô hạn. Các đốm trên quả được hình thành do rệp tiêm vào quả một chất độc khiến các đốm ấy không tan biến đi ngay cả khi rệp chết. Rệp vảy ô-liu có thể là một vấn đề nghiêm trọng đối với các cây ô-liu, chủ yếu là các giống ô-liu cho quả làm thực phẩm.